TTO – Câu hỏi này được đặt ra sau khi hôm 4-3 Bệnh viện Bạch Mai – bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt vào loại lớn nhất nước – công bố sẽ áp dụng biểu giá dịch vụ theo yêu cầu mới từ ngày 1-4 tới.

Đang xem: Bảng giá dịch vụ y tế bệnh viện bạch mai

*

Bênh viện Bạch Mai (Hà Nội), một trong những bệnh viện công đã tăng mạnh giá khám bệnh theo yêu cầu nhưng đã bị Bộ Y tế yêu cầu tạm dừng áp dụng. Trong ảnh: người dân khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai – Ảnh: NAM TRẦN

Việc chi phí khám bệnh cao hơn, theo tôi, là điều đương nhiên và phụ thuộc vào nhu cầu của người bệnh, bởi với trình độ chuyên môn này người bệnh sẽ được chẩn đoán đúng, điều trị đúng. Điều này giúp họ tiết kiệm được chi phí so với khi chẩn đoán sai, điều trị sai.

Theo công bố của Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân do giáo sư khám sẽ phải trả 550.000 đồng/ lượt, phó giáo sư là 450.000 đồng/lượt, giá giường dịch vụ (bao gồm gói chăm sóc toàn diện) cũng tăng lên, tùy loại phòng bệnh dao động từ 1,39-3,3 triệu đồng/giường bệnh.

Ngay sau khi công bố, mức giá này đã gây choáng vì tăng gấp 1,5-2 lần so với giá hiện hành và người dân vẫn băn khoăn vì sao bệnh viện công lại được thu tiền khám chữa bệnh (dù là dịch vụ theo yêu cầu) cao đến vậy.

Không chỉ Bạch Mai mới thu cao

Theo khảo sát của Tuổi Trẻ, mức giá khám bệnh theo yêu cầu tại các bệnh viện công đã được điều chỉnh từ nhiều năm nay và đều tương tự như mức giá Bệnh viện Bạch Mai sắp thu và bị phàn nàn.

Cụ thể, Bệnh viện Việt Đức áp dụng mức 500.000 đồng/lượt nếu do giáo sư khám, Bệnh viện Nhi trung ương đang áp dụng mức 680.000 đồng/lượt khám (theo yêu cầu) với bác sĩ chuyên khoa nếu không hẹn trước, bệnh nhân hẹn trước bác sĩ chuyên khoa mức giá khám là 580.000 đồng/lượt.

Bệnh viện Nhi trung ương cũng cung cấp dịch vụ giường bệnh tại khu vực tự nguyện, theo thông báo của bệnh viện là tương đương cơ sở vật chất của khách sạn 3 sao, với các loại phòng dành cho 1, 2, 3 bệnh nhân. Giá giường bệnh ở các khu vực tự nguyện như thế này thường dưới 2 triệu đồng/giường.

Cá biệt có một bệnh viện công ở Hà Nội từng cung cấp loại phòng có mức thu lên đến 6 triệu đồng/ phòng/ngày đêm. Đây là loại phòng bệnh có cả phòng tiếp khách trong phòng bệnh.

Tại TP.HCM, các “phòng khám giáo sư” hoặc “phòng khám VIP, doanh nhân” cũng được ra đời ở nhiều bệnh viện nhằm đáp ứng nhu cầu của người bệnh.

Bác sĩ Trần Văn Sóng – phó giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115 – cho biết hiện đơn vị có 4 loại hình khám phục vụ đa dạng nhu cầu từ người bệnh, bao gồm khám BHYT , phòng khám chuyên khoa đặt ở các khoa, phòng khám theo yêu cầu và “phòng khám VIP, doanh nhân”.

Được đưa vào sử dụng hơn hai năm nay, hiện giá khám tại phòng khám VIP, doanh nhân là 500.000 đồng/lượt, mỗi ngày có khoảng 80-100 bệnh nhân sử dụng dịch vụ này. Bác sĩ Sóng cho biết dù là phòng khám VIP nhưng đơn vị không phân biệt chức danh giáo sư, phó giáo sư hay bác sĩ bình thường, mà tất cả phụ thuộc vào yêu cầu từ phía người bệnh.

“Bệnh nhân yêu cầu bác sĩ nào, kể cả bác sĩ thường đến khám bệnh thì bệnh viện sẽ đáp ứng” – bác sĩ Sóng nói.

Xem thêm: Cách Tập Bài Tập Tăng Chiều Cao Cho Nam Trưởng Thành Ngay Tại Nhà

*

Giá cả phải đi đôi với chất lượng

Với mức giá 500.000 đồng/ lượt khám, bác sĩ Sóng lý giải đó không chỉ là tiền công cho nhân sự mà có bao gồm tiền đơn vị đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị… Vậy người bệnh sẽ được gì khi tham gia dịch vụ này?

“Người bệnh sẽ có chế độ chăm sóc đặc biệt theo tiêu chuẩn của VIP, đó là được chọn bác sĩ; quy trình khám, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh riêng biệt, tại chỗ nên ít phải chờ đợi và đặc biệt họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong suốt quá trình thăm khám” – bác sĩ Sóng phân tích.

Theo bác sĩ Sóng, ngày nay khi đến bệnh viện người bệnh có nhiều nhu cầu rất khác nhau. Tuy mỗi người một mức thu nhập nhưng họ đều mong muốn cơ sở y tế có được cơ sở vật chất hiện đại và họ “sẵn sàng bù một phần chi phí” để được chăm sóc sức khỏe tốt hơn và đặc biệt rút ngắn thời gian chờ đợi.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Tùng – phó chủ tịch thường trực Hội Hành nghề y tư nhân TP.HCM – đánh giá việc được các giáo sư thăm khám mang lại một lợi ích rất tốt cho người bệnh, bởi các chuyên gia này vừa có lý thuyết, vừa có kinh nghiệm lâm sàng. Do đó việc chẩn đoán bệnh lý tất nhiên sẽ chính xác hơn, từ đó bệnh được điều trị đúng.

Theo bác sĩ Tùng, chức danh là điều cần thiết, tuy nhiên cần lưu ý tránh việc lạm dụng chức danh trong chẩn đoán lâm sàng.

Và không nên quá nặng nề với việc quy định chức danh trong quy trình thăm khám, bởi thực tế xã hội cần nhất là các bác sĩ giỏi, có tâm, có trí và điều người bệnh mong mỏi nhất là được chẩn đoán nhanh, cho thuốc đúng và nhanh chóng khỏi bệnh để trở lại với công việc đời thường.

*

Cần khung giá dịch vụ

Theo quy định hiện hành, Bệnh viện Bạch Mai là một trong 2 bệnh viện đầu tiên ở Việt Nam (cùng với Bệnh viện K) được Thủ tướng cho phép thí điểm thực hiện tự chủ toàn diện.

Theo đó, bộ máy lãnh đạo của bệnh viện là Hội đồng quản lý bệnh viện có 11 thành viên (trong đó có cả đại diện bệnh viện, đại diện Bộ Y tế) và ban giám đốc bệnh viện. Trong giai đoạn tự chủ toàn diện này, bệnh viện được tự chủ hoàn toàn về đầu tư, mua sắm, tài chính, tiền lương và giá dịch vụ y tế.

Và mức giá mới đang bị phản đối được thực hiện theo quyền tự chủ này: Hội đồng quản lý bệnh viện thảo luận và ban hành nghị quyết về mức giá mới và thời gian áp dụng. Về lý, bệnh viện được quyền ban hành mức giá mới này.

Nhưng phải nói thêm Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện công lập, là địa chỉ tin cậy của bệnh nhân cả nước, mỗi thay đổi về viện phí sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều người, bởi trung bình mỗi ngày bệnh viện có đến 4.000- 5.000 bệnh nhân khám, 3.000- 4.000 bệnh nhân điều trị nội trú.

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 5-3, ông Nguyễn Nam Liên – vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế – cho biết giá dịch vụ y tế thông thường mới đang thu trực tiếp cấu thành nên chi phí dịch vụ và tiền lương của y bác sĩ, chưa tính chi phí quản lý và khấu hao tài sản của bệnh viện.

Do đó mức giá dịch vụ theo yêu cầu (được tính đúng tính đủ, có cả lợi nhuận và tích lũy) nên cao hơn giá thông thường.

Từ vài năm trước, Bộ Y tế đã xây dựng hướng dẫn về tiêu chuẩn phòng dịch vụ theo yêu cầu và khung giá dịch vụ theo yêu cầu, trong đó quy định giá khám bệnh theo yêu cầu (sử dụng tài sản công để làm dịch vụ) không vượt quá 500.000 đồng/ lượt khám, giá giường bệnh từ 1,3-4 triệu đồng/ngày giường.

Tuy nhiên theo ông Liên, do dịch COVID-19 nên Thủ tướng đã yêu cầu không điều chỉnh giá viện phí, trong đó có cả giá dịch vụ theo yêu cầu, nên hiện hướng dẫn này chưa được ban hành.

Vì chưa ban hành quy định, nên các bệnh viện vẫn đang áp dụng giá cũ, có nơi giá khám theo yêu cầu cao hơn cả giá trần dự kiến trong khung. Nếu có khung giá, các bệnh viện có thể phải điều chỉnh về dưới khung, khi đó người bệnh “dễ thở” hơn.

Tuy nhiên, khung giá chung chưa có, vì thế đang mỗi nơi mỗi khác và tiêu chuẩn phòng theo yêu cầu cũng chưa tuân thủ theo khung mà Bộ Y tế dự kiến quy định. Dịch vụ y tế là dịch vụ đặc biệt, bệnh viện cũng là đơn vị đặc biệt, nếu có quy định rõ ràng, người bệnh sẽ đỡ lo khi vào viện.

*

Bệnh viện Trung ương Huế giữ nguyên giá khám chữa bệnh

Trao đổi với Tuổi Trẻ, BSCKII Phạm Như Vĩnh Tuyên – trưởng Phòng kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Trung ương Huế – cho biết từ đầu năm đến nay bệnh viện không tăng viện phí khám chữa bệnh dịch vụ. Bệnh viện hiện vẫn giữ nguyên giá khám chữa bệnh theo phê duyệt của Bộ Y tế.

Theo ông Tuyên, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên bằng hoặc lớn hơn 100%, tức thuộc nhóm 2 chứ không tự chủ hoàn toàn như một số bệnh viện khác. Hiện nay bệnh viện vẫn được ngân sách cấp các khoản tiền liên quan đến xây dựng cơ sở vật chất.

“Nếu bệnh viện muốn thay đổi giá dịch vụ khám chữa bệnh phải có sự phê duyệt của Bộ Y tế và chúng tôi vẫn chưa có thay đổi gì về kinh phí khám chữa bệnh” – ông Tuyên nói.

Xem thêm: Điều Gì Xảy Ra Khi Bạn Không Quan Hệ Tình Dục? Tần Suất Quan Hệ Phù Hợp

NHẬT LINH

“Phòng khám giáo sư” giá 200.000 đồng/lượt

Bệnh viện Bình Dân (TP. HCM) được biết đến là đơn vị có “phòng khám giáo sư” với mức giá khá “mềm” là 200.000 đồng/lượt khám. Ở đây có duy nhất một phòng khám với khoảng 12 giáo sư, bác sĩ đầu ngành về tiết niệu, tổng quát khám luân phiên các ngày trong tuần. Mới đây “phòng khám giáo sư” được đổi thành “phòng khám VIP”.

“Phòng khám này ra đời cũng xuất phát từ yêu cầu của người bệnh. Để được ngồi khám cho người bệnh, các bác sĩ phải đáp ứng yêu cầu rất cao, đều là những chuyên gia giỏi nghề, có kinh nghiệm về chuyên môn thực sự. Và trong suốt quá trình thăm khám đều rất kỹ lưỡng, cẩn thận”, bác sĩ Trần Vĩnh Hưng – giám đốc Bệnh viện Bình Dân – nói.

Theo bác sĩ Hưng, người bệnh khi đăng ký dịch vụ này họ được quyền chọn giờ, chọn bác sĩ và thoải mái trò chuyện cùng bác sĩ, điều vốn rất khó khăn trong bối cảnh quá tải bệnh viện.

Khẳng định đây là nhu cầu rất lớn từ người bệnh, tuy nhiên bác sĩ Hưng cũng cho rằng nhu cầu này cần phải đến từ sự tự nguyện, các cơ sở y tế không nên “hướng người bệnh tham gia dịch vụ”.

HOÀNG LỘC

Đà Nẵng đầu tư nhiều, giá dịch vụ y tế vẫn ổn định

So với các địa phương khác, thời gian gần đây ngành y tế TP Đà Nẵng đã và đang được đầu tư khá lớn từ ngân sách đầu tư công của địa phương.

Bác sĩ Ngô Thị Kim Yến – giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng – cho biết hiện TP Đà Nẵng có 5 bệnh viện được phép tự chủ chi thường xuyên gồm Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Phụ Sản Nhi Đà Nẵng, Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện Da liễu và Bệnh viện Mắt.

Đây đều là những bệnh viện chuyên khoa sâu tuyến cuối với chất lượng y tế cao. Dù vậy đầu tư nhiều nhưng giá dịch vụ y tế ở Đà Nẵng trong mấy năm qua hầu như không có nhiều thay đổi.

“So về cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ và trình độ chuyên môn thì hiện nay đúng là có sự chênh lệch lớn giữa bệnh viện công và bệnh viện tư ở Đà Nẵng khi mà các dịch vụ khối bệnh viện công còn ở mức tương đối.

Hiện nay một số chất lượng, dịch vụ ở Đà Nẵng đã cải thiện đáng kể nhưng giá dịch vụ y tế ở thành phố hầu như không có nhiều biến động trong mấy năm qua do chủ trương của TP là hỗ trợ tối đa cho người bệnh và đối tượng yếu thế”- bác sĩ Yến cho biết.

TRƯỜNG TRUNG

Đóng tiền khám bệnh 550.000đ, tiền giường 3,3 triệu: Người nghèo thì sao?

TTO – “Sẽ là sai lầm khi đánh đồng chức danh với trình độ chuyên môn. Một giáo sư y khoa không đồng nghĩa với việc có trình độ chuyên môn giỏi nhất và ngược lại”, bạn đọc ý kiến về mức giá khám bệnh mới của Bệnh viện Bạch Mai.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *