– “Thích Ca Mâu Ni” được dịch từ “Sakyamuni” trong tiếng Phạn. “Sakya” được dịch nghĩa là “Thích Ca” – đây là tên của một bộ tộc ở Ấn Độ cổ đại. “Muni” được dịch thành chữ “Mâu Ni” có nghĩa là giàu lòng nhân từ – Năng Nhân, rất giỏi chịu đựng – Năng Nhẫn, biết cách nhường nhịn – Năng Nhu, biết cách giữ gìn cho thân tâm thanh tịnh – Năng Tịnh. Tóm lại “Thích Ca Mâu Ni” nghĩa là vị thánh của dòng họ Thích Ca, Danh hiệu này để tôn xưng tên thật của Ngài là Cồ Đàm Tất Đạt Đa.

Đang xem: Bán tượng phật thích ca

Thích Ca, theo tiếng Trung Hoa dịch là Năng nhân. Mâu Ni dịch là Tịch Mặc. Nghĩa là người hay phát khởi lòng nhân mà tâm hồn luôn luôn yên tĩnh.

Trắng / Đá cẩm thạch – 0 VND
Màu sắc
Trắng

*
*

Vật liệu
Đá cẩm thạch

*
*

|
Mô tả

Ý NGHĨA VỀ TƯỢNG PHẬT THÍCH CA MÂU NI ĐÁ

DANH HIỆU TƯỢNG PHẬT THÍCH CA

– “Thích Ca Mâu Ni” được dịch từ “Sakyamuni” trong tiếng Phạn. “Sakya” được dịch nghĩa là “Thích Ca” – đây là tên của một bộ tộc ở Ấn Độ cổ đại. “Muni” được dịch thành chữ “Mâu Ni” có nghĩa là giàu lòng nhân từ – Năng Nhân, rất giỏi chịu đựng – Năng Nhẫn, biết cách nhường nhịn – Năng Nhu, biết cách giữ gìn cho thân tâm thanh tịnh – Năng Tịnh. Tóm lại “Thích Ca Mâu Ni” nghĩa là vị thánh của dòng họ Thích Ca, Danh hiệu này để tôn xưng tên thật của Ngài là Cồ Đàm Tất Đạt Đa.

Thích Ca, theo tiếng Trung Hoa dịch là Năng nhân. Mâu Ni dịch là Tịch Mặc. Nghĩa là người hay phát khởi lòng nhân mà tâm hồn luôn luôn yên tĩnh.

– ĐứcPhật Thích Cacó nhiều tôn hiệu khác nhau, được xuất hiện sau khi Ngài tu hành đắc đạo và thuyết pháp độ chúng sinh:

Phật thích ca mâu ni đá non nước

Phật Thích Ca Mâu Niđược gọi bằng các tên “Phật Đà” hay “Phù Đồ”, “Phật” trong tiếng Phạn là “Buddha” có nghĩa là “Giác” (giác ngộ): “Người Giác” (người đã giác ngộ), “Người Trí” (người tinh thông mọi đạo lý). Chữ “Giác” có 3 nghĩa: một là “Tự giác” (tự giác ngộ cho bản thân mình); hai là “Giác tha” (giúp cho chúng sinh giác ngộ); ba là “Giác hạnh viên mãn” (tu hành viên mãn hết mức và trở thành Phật) – đây là ngôi vị cao nhất trong tu hành Phật giáo. Theo Phật giáo, chỉ có Phật (người giác) mới có đầy đủ ba bậc, tức là ở bậc cao nhất còn các vịBồ Tát thì thiếu một bậc ( thấp hơn một bậc), các vị La Hánthì thiếu hai bậc ( thấp hơn hai bậc), phàm phu tục tử còn thiếu cả ba bậc ( ở bậc thấp nhất).

– “Thế Tôn” cũng là một tôn hiệu rất hay được dùng để chỉĐức Phật Thích Ca Mâu Ni. “Thế Tôn” là cái tên được dùng trongđạo Bà La Mônđể gọi những vị trưởng giả. Tăng sĩ và tín đồPhật giáosau này cũng dùng cái tên này để tỏ lòng cung kínhPhật Thích CaMâu Ni. Phật giáo coiThích Ca Mâu Nilà người đức hạnh vẹn toàn, công đức đầy đủ, có thể làm lợi cho thế gian, muôn loài đều tôn kính, cho nên gọi là “Thế Tôn”.

Xem thêm: Những Điều Cần Biết Về Tuổi Dậy Thì Ở Nữ, Một Số Lưu Ý Khi Con Ở Tuổi Dậy Thì

– “Như Lai” cũng là tôn hiệu thường dùng nhất để chỉĐức Phật Thích Ca Mâu Ni. “Như Lai” được dịch từ “Tathagata” trong tiếng Phạn. “Như” , còn gọi là “Như Thực” hay “Chân Như”, là để chỉ cái “chân lý tuyệt đối”, “chân tướng của sự thật”, “bản thể của vũ trụ vạn hữu”. “Lai” nghĩa là đến. “Như Lai” là những người đến bằng con đường chân thực, những người đã hiểu rõ chân lý, những người đi theo con đường đúng đắn đến được chính giác. ĐứcPhật Thích CaMâu Ni là một trong số những người đến bằng cách như vậy nên được gọi là “Như Lai”.

Từ “Như Lai” với nghĩa rộng để chỉ tất cả các vị Phật, nhưPhật A Di Da Như Lai,Dược Sư Như Lai,v.v…

*

Phật thích ca mâu ni đá tự nhiên nguyên khối

HÌNH ẢNH TƯỢNG PHẬT THÍCH CA

– Vào trong các chùa Phật giáo Bắc Tông, ngay giữa chánh điện hoặc thờ mộttượng Phật Thích Ca, hoặc thờ ba tượng ngồi ngang, đứcPhật Thích Cangự giữa, bên phảitượng Phật Thích Calà Tượng phật A Di Đà, bên trái là tượng Phật Di Lặc (Phật tương lai). Lối thờ nầy tượng trưng Tam Thế Phật,Phật Thích Calà Phật hiện tại, Phật A Di Đàlà Phật quá khứ, Phật Di Lặc là Phật tương lai. Bất cứ lối thờ nào,tượng Phật Thích Cađều ngự ở giữa, nên cũng gọi Ngài là đức Trung Tôn.Tượng Phật Thích Cakhông giống người Ấn Độ, mà tùy ở nước nào tạo tượng Ngài giống người nước ấy. Phật Thích Ca ngự trên đài sen, hai tay để ấn tam muội, đôi mắt khép lại ba phần tư (3/4).

Ý NGHĨA CỦA TƯỢNG PHẬT THÍCH CA

– Tượng Phật Thích Cangự trên đài sen là một ý nghĩa tượng trưng siêu thực. Bởi vì hoa sen được biểu thị cho đức tánh thanh tịnh và giải thoát. Hoa sen phát xuất trong lòng vũng bùn nhơ nhớp, mà vẫn tỏa ra mùi hương thanh khiết. Đó là đặc tính không thể tìm được trong các loài hoa khác. Nằm giữa vũng bùn nhơ nhớp, mà không bị lây nhiễm mùi hôi hám, trái lại còn đầy đủ hương vị thơm tho, đó mới thật là thanh tịnh. Vì cái thanh tịnh ngay giữa chỗ ô uế, mới chơn thật thanh tịnh. Nếu hoa sen mọc giữa bãi cát trắng phau, hay trên gò đất khô sạch sẽ, dầu có hương sắc gấp mấy lần hơn vẫn không được quý trọng. Bởi nó chui từ vũng bùn hôi hám mà lên, lại giữ được tánh cách thanh khiết, nên mới được mọi người hâm mộ

– Đức Phật Thích Cacũng thế, trước kia Ngài cũng là một con người như chúng ta, cũng có gia đình, cũng hưởng giàu sang sung sướng, nhưng con người ấy không bị dục lạc làm ô nhiễm, không bị sợi dây gia đình trói buộc. Ở trong cảnh nhiễm ô dục lạc mà tâm hồn Ngài trinh bạch, ngồi trong tù ngục gia đình mà chí Ngài đã vượt ra ngoài vũ trụ mênh mông. Đức tánh trinh bạch và siêu việt ấy, chỉ có hoa sen mới đủ sức tượng trưng.

*

Tượng phật thích ca mâu ni thái đá trắng nguyên khối

– Đôi mắt đứcPhật Thích Cađăm chiêu nhìn xuống là biểu thị quán sát nội tâm. Giáo lý Phật dạy là giáo lý nội quan, luôn luôn phản chiếu nội tâm để tự giác tự ngộ. Tâm mình là chủ nhân ông của mọi hành động, mọi nghiệp quả. Ngộ được tự tâm là thấy được nguồn gốc vũ trụ và nhơn sinh. Vì thế, Phật giáo chủ trương con người làm chủ mọi quả báo an lạc hay đau khổ của mình. Muốn tránh quả khổ đau, cầu quả an lạc, con người phải tự sửa đổi hành vi trong tâm niệm và hành động nơi tự thân mình. Một tâm niệm lành, một hành động tốt sẽ đến cho ta kết quả an vui hạnh phúc. Ngược lại, một tâm niệm ác, một hành động xấu sẽ chuộc lấy kết quả khổ đau về nơi mình. Chỉ có ta mới đủ thẩm quyền ban phúc giáng họa cho ta. Sự cầu cạnh, sự van xin nơi tha nhân hay thần linh, nếu có chỉ là phần phụ thuộc không đáng kể. Cho nên, ta phải quán sát lại ta, để luyện lọc tâm tánh và sửa đổi hành động của mình. Ách yếu của sự tu hành là phản quán tự tâm

– Chung quanhtượng Phật Thích Cacó những tia hào quang sáng chiếu để tiêu biểu ánh sáng trí tuệ của Phật lúc nào cũng soi sáng thế gian. Theo trong kinh nói chung quanh đức Phật luôn luôn có hào quang soi sáng một tầm. Bởi vì con người luôn luôn có một lớp nghiệp bao quanh, nếu nghiệp ác thì hiện lên vừng hắc ám, chúng sanh trông thấy kinh sợ, nếu nghiệp thiện thì hiện ra ánh sáng trong lành, chúng sanh trông thấy sanh tâm kính mến.

Xem thêm: Mách Bạn 6 Cách Chống Ù Tai Khi Đi Máy Bay Và Cách Khắc Phục

– Phật giáo Bắc Tông thường thờtượng Phật Thích Ca sơ sanhhaytượng Phật đản sanh. Tượng Phậtnày hình một hài nhi đứng trên hoa sen, tay mặt chỉ lên, tay trái chỉ xuống. Đó là biểu thị một bậc thánh nhân xuất thế, vừa lọt lòng mẹ đã có những hành động siêu phàm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *