Công tác phát triển giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên giới trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao dân trí, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn vùng biên giới. Thành quả được góp phần không nhỏ từ sự tham gia tích cực của lực lượng Bộ đội Biên phòng của các tỉnh…

Cùng với yêu cầu phát triển giáo dục đào tạo và xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới Tổ quốc trong thời kỳ mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng triển khai, thực hiện nhiều việc làm thiết thực và có ý nghĩa:

Tổ chức điều tra, khảo sát thực trạng học sinh vùng biên giới nghỉ, bỏ học, mở các lớp xóa mù chữ, vận động học sinh trở lại trường.

Đang xem: Bài viết hay về bộ đội biên phòng

Đội vận động quần chúng Đồn biên phòng 737 tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp cùng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ea Súp tổ chức lớp xóa mù cho học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai đã tập trung chỉ đạo các đồn phối hợp với các trường học trên địa bàn tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng số người mù chữ, tái mù chữ, học sinh bỏ học, nghỉ học, mở gần 30 lớp xoá mù chữ cho 582 người, vận động được hơn 200 cháu học sinh bỏ học quay lại trường. Các Đồn Biên phòng tỉnh Ninh Thuận đã phối hợp với một số phòng giáo dục trong tỉnh tổ chức mở lớp và trực tiếp giảng dạy được 168 lớp phổ cập tiểu học cho 4.246 lượt học sinh độ tuổi từ 7-15 tuổi, 32 lớp học xóa mù chữ cho 619 lượt học viên trong độ tuổi từ 16-35. Bộ đội biên phòng tỉnh Bình Phước đã phối hợp với hội phụ nữ một số xã, trường học vận động được 25 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đến trường. Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với ngành Giáo dục mở 56 lớp xóa mù, tái mù chữ cho 1.560 học viên; vận động 570 học sinh bỏ học quay trở lại đến trường,…

Phối hợp với các nhà trường và địa phương vùng dân tộc thiểu số giúp đỡ học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn.

Trong những năm qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa đã nhận đỡ đầu 78 cháu học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên các xã biên giới, ven biển với mức hỗ trợ mỗi tháng 500.000đ/học sinh; Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai đã trích quỹ trợ cấp hàng trăm suất quà tặng các em học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn biên giới, với tổng số tiền hơn 200 triệu; hỗ trợ, nâng bước đến trường cho 22 học sinh hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, với mức từ 200.000 – 500.000 đồng/tháng/cháu; tặng sách vở, dụng cụ học tập cho các cháu học sinh dân tộc thiểu số tổng trị giá hơn 100 triệu đồng; các Đồn Biên phòng tỉnh Bình Phước đã nhận đỡ đầu 61 học sinh hoàn cảnh khó khăn với mức 500 ngàn đồng/học sinh/tháng; các Đồn Biên phòng tỉnh Lào Cai mở gần 30 lớp xoá mù chữ cho 582 người, vận động và giúp đỡ 380 cháu có hoàn cảnh khó khăn đi học; giúp trên 500 ngày công tu sửa bàn ghế, trường học cho các nhà trường và ủng hộ sách vở cho học sinh.

 Thực hiện Chương trình “Nâng bước em đến trường”, cán bộ, chiến sỹ các Đồn biên phòng tỉnh Ninh thuận đã nhận đỡ đầu và giúp đỡ 69 học sinh có hoàn cảnh khó khăn học giỏi với mức hỗ trợ 500.000đ/tháng cho đến hết lớp 12; Bộ đội biên phòng Đắk Lắk đã nhận đỡ đầu 40 cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn,…

Vận động ban ngành, tổ chức, đoàn thể, cá nhân đóng góp công sức, tiền của, nguyên vật liệu để từng bước xóa bỏ tình trạng trường, lớp học tranh tre tạm bợ, kiên cố hóa trường, lớp học.

Các đồn biên phòng tỉnh Bình Phước đã vận động cán bộ, chiến sĩ, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh giúp đỡ 25 bộ bàn ghế, tặng 987 tập sách, xây 3 phòng học cùng 15 bộ máy vi tính, 8 bộ âmly loa đài, tổng trị giá trên 650 triệu đồng. Bộ đội biên phòng về các xã biên giới  huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước đã vận động cán bộ cơ sở đóng góp tu sửa bàn ghế với tổng số tiền 110 triệu đồng. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Đồng Tháp phối hợp với UBMTTQ Việt Nam tỉnh xây dựng mới bốn phòng học trị giá 157 triệu đồng tại xã Tân Hộ Cơ (huyện Tân Hồng). Các Đồn Biên phòng tỉnh Lào Cai đã dành trên 500 ngày công tu sửa bàn ghế, trường học cho các nhà trường,…

Xem thêm: Bị Mất Cảm Xúc Khi Quan Hệ Có Nguyên Nhân Là Do Đâu? ? Quan Hệ Không Có Cảm Giác Ở Phụ Nữ

*

Ảnh Bộ đội biên phòng với công tác xóa mũ chữ (nguồn internet)

Ngoài ra, Bộ đội Biên phòng còn vận động phong trào các trường phổ thông miền xuôi kết nghĩa, đỡ đầu các trường ở thôn, bản miền núi, vùng sâu, vùng xa trên biên giới; Tham mưu cho chính quyền địa phương xây dựng cơ chế chính sách đầu tư xây dựng trường, lớp học, chế độ hỗ trợ cho đội ngũ giáo viên và cán bộ chiến sỹ biên phòng làm công tác giáo dục.

Để nâng cao hiệu quả phối hợp giữa ngành Giáo dục và Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, bảo vệ chủ quyền vùng biên giới, góp phần thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trên địa bàn vùng biên giới, thời gian tới, hai bên cần phối hợp thực hiện tốt một số nội dung sau:

Tập trung nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng và cán bộ, giáo viên ngành Giáo dục vai trò của việc phối hợp trong công tác để không những nâng cao chất lượng giáo dục vùng biên giới mà còn đảm bảo an ninh, chính trị quốc gia. Đây là vấn đề quan trọng nhất quyết định tới chất lượng, hiệu quả của công tác phối hợp, nhất là trong điều kiện hiện nay. Để thực hiện tốt yêu cầu trên, cấp ủy, chỉ huy các cấp của Bộ đội Biên phòng và các cấp quản lý ngành Giáo dục cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ nắm vững các chỉ thị, nghị định và quy chế phối hợp của Chính phủ với các bộ, ngành liên quan. Thông qua đó, làm cho mọi người nhận thức rõ sự cần thiết phải phối hợp giữa hai ngành trong công tác. Việc tuyên truyền, giáo dục cũng cần làm cho cán bộ, chiến sỹ hai ngành hiểu rõ: công tác phối hợp không những không ảnh hưởng tới chức năng, nhiệm vụ riêng của từng ngành mà việc phối hợp này còn giúp hai ngành hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác. Các cấp ủy đảng của Bộ đội biên phòng và ngành Giáo dục cần xây dựng nghị quyết chuyên đề, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả phối hợp giữa hai ngành, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, hoàn thành trọng trách mà Đảng, Nhà nước và Quân đội giao cho.

Bộ đội Biên phòng vùng biên giới phối hợp với ngành Giáo dục đóng góp công sức, tiền của, nguyên vật liệu giúp các trường phổ thông dân tộc bán trú xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy và học. Vì hiện nay, cơ sở vật chất của các trường phổ thông dân tộc bán trú ở vùng biên giới còn gặp rất nhiều khó khăn: lớp học, các phòng bộ môn, phòng chức năng, nhà công vụ cho giáo viên còn thiếu so với nhu cầu; trang thiết bị dạy học nhiều trường còn chưa đầy đủ hoặc hư hỏng, xuống cấp; cơ sở vật chất phục vụ bán trú (chỗ ở, nhà ăn, bếp nấu, công trình vệ sinh, bể nước sạch, sân chơi…) còn thiếu hoặc tạm bợ chưa đáp ứng được nhu cầu ăn, ở, sinh hoạt cho học sinh. Nhiều trường phổ thông dân tộc bán trú chưa có đủ điều kiện tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh, học sinh phải tự nấu ăn theo nhóm nên vệ sinh an toàn thực phẩm không được đảm bảo. Có nơi được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất song vẫn chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển… Những khó khăn này đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy, học cũng như việc tổ chức sinh hoạt cho học sinh bán trú.

Bộ đội Biên phòng vùng biên giới phối hợp với các nhà trường giáo dục, rèn luyện tác phong, phẩm chất vượt khó cho học sinh. Học sinh vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới thường có một số đặc điểm chung về tính cách: rất rụt rè, ít nói và hay tự ti. Sự tự ti, rụt rè một phần là do tính cách, một phần là do sự hiểu biết về kiến thức còn hạn chế. Sự tự ti, rụt rè khiến các em ngại va chạm, không dám đấu tranh với những biểu hiện sai trái của bạn bè xung quanh, đồng thời cũng không muốn ai động chạm đến mình. Nét tính cách này đã ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách của đại đa số các em học sinh. Bên cạnh đó, học sinh các em học sinh này còn thích sống theo kiểu tự do, không thích gò bó, chặt chẽ. Vì thế các em có những thói quen chưa tốt như: lề mề, chậm chạp, luộm thuộm, thiếu tập trung, không có tinh thần tự học. Bộ đội ta nói chung, bộ đội biên phòng nói riêng vốn có nhiều phẩm chất cao đẹp: lòng trung với Đảng, hiếu với dân, một lòng vì nước, vì dân; luôn vượt mọi gian nan, nguy hiểm, sẵn sàng hy sinh, sẵn sàng chiến đấu lập công; cùng nhau chia ngọt, sẻ bùi; gương mẫu trong chiến đấu, công tác và lối sống; khiêm tốn, giản dị, kỷ luật nghiêm minh. Những phẩm chất cao đẹp của bộ đội ở trên nếu đưa vào rèn luyện và giáo dục cho học sinh nói chung, học sinh vùng biên giới nói riêng sẽ hết sức có ý nghĩa trong việc giáo dục nhân cách, lối sống và tác phong cho học sinh.

Xem thêm: Những Công Dụng Tuyệt Vời Của Nghệ Đối Với Sức Khỏe Không Nên Bỏ Qua

Ngành Giáo dục phối hợp với Bộ đội Biên  phòng vùng biên giới tổ chức lớp học dạy tiếng dân tộc cho cán bộ, bộ đội biên phòng chưa biết tiếng dân tộc. Đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa và thiết thực. Bởi đa số cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng đến công tác ở vùng biên giới còn gặp không ít khó khăn trong công tác cũng như trong sinh hoạt, mà một trong những nguyên nhân là không biết tiếng dân tộc thiểu số và chưa am hiểu phong tục tập quán, truyền thống văn hoá của đồng bào các dân tộc thiểu số. Hạn chế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuyên truyền, vận động thuyết phục đồng bào dân tộc thiểu số trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Yêu cầu cấp bách của công tác giữ gìn an ninh, quốc phòng đòi cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng công tác ở các vùng biên giới có đồng bào dân tộc thiểu số phải biết tiếng dân tộc để giao tiếp và sử dụng trong công tác.

                                                                                           Lưu Văn MinhChuyên viên Vụ Giáo dục dân tộc – Bộ Giáo dục và Đào tạo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *