(namlimquangnam.net) – Mới chỉ hơn 6 năm thành lập, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Bưu điện đã giúp hàng ngàn người bệnh vô sinh, hiếm muộn có được con yêu. Không chỉ nổi tiếng là một trong các cơ sở y tế điều trị vô sinh, hiếm muộn uy tín trong nước, danh tiếng của Trung tâm Hỗ trợ sinh sản – Bệnh viện Bưu điện còn lan xa trong khu vực, là địa chỉ tin cậy được nhiều bệnh nhân nước ngoài yên tâm tìm đến.
Chia sẻ về những thành quả mà Trung tâm đạt được trong thời gian qua cũng như điều mà mỗi cán bộ, thầy thuốc và nhân viên y tế của Trung tâm luôn hướng đến, bác sĩ Nguyễn Thị Nhã – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Bưu điện cho rằng: Tất cả đều bắt nguồn từ chính cái Tâm của người thầy thuốc!
P.V: Thưa Bác sĩ Nguyễn Thị Nhã, mới chỉ hơn 6 năm thành lập nhưng hiện nay, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản của Bệnh viện Bưu điện đã được rất đông bệnh nhân vô sinh, hiếm muộn trong và ngoài nước biết tiếng, tin tưởng lựa chọn đồng hành trên con đường đi tìm con yêu. Uy tín và thương hiệu này có được theo BS đó là do chính cái Tâm của người thày thuốc. BS có thể nói rõ hơn về điều này?
BS Nguyễn Thị Nhã: Trước khi nói về cái Tâm của người thầy thuốc, tôi muốn kể câu chuyện về một người thân của tôi. Kết hôn năm 21 tuổi, chị gái của tôi có tới 10 năm đi khám, điều trị khắp nơi mong tìm được một mụn con. Hồi đó, chưa có chuyên khoa Hỗ trợ sinh sản như bây giờ, với kiến thức chuyên môn của một sinh viên trường Đại học Y Hà Nội và các mối quan hệ quen biết của mình, tôi chỉ có thể đưa chị gái đến bệnh viện lớn để khám và điều trị. Thế nhưng, suốt 10 năm liền, dù kiên trì điều trị tới đâu cũng không có kết quả. Vì không có con, chị gái tôi đành chấp nhận ly hôn rồi mất trong một tai nạn giao thông ngay sau đó. Người chứng kiến tai nạn kể rằng, những người xung quanh đã hô hét, ngăn cản nhưng chị tôi vẫn đi qua đường sắt lúc đoàn tàu đang lao đến. Đồng hành bên chị suốt những năm tháng ấy, tôi hiểu rất rõ những áp lực tinh thần mà chị ấy đã phải chịu. Sự ra đi của chị khiến tôi đau đáu một câu hỏi “vì sao chị tôi không thể có con? Có biện pháp điều trị nào giúp những người phụ nữ giống như chị tôi không rơi vào bi kịch?”. Chính vì thế, sau khi ra trường, trở thành 1 bác sĩ Sản khoa, đã có tuổi nhưng tôi vẫn quyết định đi học để tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu về chuyên ngành hỗ trợ sinh sản.
Đang xem: Bác sĩ nhã bệnh viện bưu điện
Trong quá trình làm việc tại TT Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Bưu điện, tôi đã gặp vô số những câu chuyện rơi nước mắt liên quan đến căn bệnh vô sinh, hiếm muộn. Đó là chuyện của một bệnh nhân tên là Nguyễn Thị T. ở Thanh Hóa, chị ấy đến với chúng tôi trong tình trạng bị trầm cảm nặng, từng muốn kết thúc cuộc sống của mình bởi áp lực “vô sinh”. Chị T. kể, ở nhà hay ra đường chị đều nghe thấy những lời chì chiết cay độc từ người mẹ chồng, lời xầm xì to nhỏ của hàng xóm, láng giềng mỗi khi chị ngang qua. “Cây khô không lộc, gái độc không con!”, mọi tội lỗi, gièm pha đều đổ lên chị vì ở miền quê nơi chị T sinh sống còn nghèo và lạc hậu, chẳng ai nghĩ có loại bệnh tên gọi vô sinh, hiếm muộn. Mẹ chồng chị T khăng khăng do “ kiếp trước chị ăn ở thế nào?”. Nhà bà độc đinh, nỗi mong cháu đích tôn khiến bà càng thêm cay nghiệt. 2 năm, 3 năm rồi 5 năm trôi qua, nhìn bụng con dâu lép kèm kẹp, bà nhất quyết bắt con trai phải bỏ vợ để lấy vợ khác.
Chị T. tưởng mình đã tới bước đường cùng, nhưng may mắn đã mỉm cười với chị khi thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) tại TT Hỗ trợ sinh sản – Bệnh viện Bưu điện và thành công ngay trong lần chuyển phôi đầu tiên. Mãi cho đến khi đón cháu đích tôn chào đời, mẹ chồng chị Nguyễn Thị T. mới ân hận vì biết nguyên nhân hiếm muộn không phải do con dâu mà là do chất lượng tinh trùng của con trai bà rất kém.
Tôi không thể nhớ hết, Trung tâm của chúng tôi đã mang lại con yêu, niềm vui và tiếng cười hạnh phúc cho bao nhiêu cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn. Chỉ biết rằng, con số ấy đã lên tới hàng ngàn. Và để có được kết quả đó, theo tôi người thày thuốc phải có cái Tâm, làm mọi việc bằng chính cái Tâm của mình, đặt mình vào người bệnh để thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ. Bởi trong số những người đến bệnh viện và các cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị, chăm sóc sức khỏe thì có lẽ người mắc vô sinh, hiếm muộn là những người có nhiều nỗi niềm và tâm tư nhất. Không chỉ lo lắng, buồn tủi khi biết mình mắc bệnh, những áp lực về kinh tế, tâm lý càng khiến họ thêm trăn trở, thậm chí là tuyệt vọng khi năm này qua năm khác tìm kiếm, thăm khám, điều trị đủ cách mà vẫn không thể có được mụn con.
Xem thêm: Cây Tầm Gửi Cây Bưởi Có Tác Dụng Gì, Cây Tầm Gửi Chữa Bách Bệnh
P.V: Cái Tâm phải được đặt lên hàng đầu, nhưng trong một lĩnh vực khó như Hỗ trợ sinh sản, còn cần thêm các yếu tố nào khác để mang lại thành công cao cho người bệnh, thưa Bác sĩ?
BS Nguyễn Thị Nhã: Làm việc bằng Tâm, chúng tôi sẽ luôn mong muốn làm những gì tốt nhất cho người bệnh. Bản thân mỗi cán bộ, nhân viên trong Trung tâm Hỗ trợ sinh sản của chúng tôi đều ý thức rất rõ, từng lời nói, hành động, từng thao tác của mình sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người bệnh. Vì vậy, chúng tôi luôn đặt chất lượng điều trị, chất lượng phục vụ lên hàng đầu. Muốn thực hiện tốt 2 nội dung này, Trung tâm rất coi trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thường xuyên cử cán bộ, nhân viên đi học, nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong và ngoài nước.
Xem thêm: Làm Cách Nào Để Trẻ Hết Biếng Ăn, 20 Cách Làm Cho Trẻ Hết Biếng Ăn
Hiện TT Hỗ trợ sinh sản của Bệnh viện Bưu điện đã làm được hầu hết các kỹ thuật Hỗ trợ sinh sản hiện có như: bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI), thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI), lấy tinh trùng từ mào tinh (PESA), lấy tinh trùng từ vi phẫu tinh hoàn (MICRO TESE), đông phôi theo phương pháp thủy tinh hóa, hỗ trợ phôi thoát màng, chuyển phôi đông lạnh… Đặc biệt, Trung tâm còn thực hiện thành công nhiều ca thụ tinh trong ống nghiệm khó như: người bệnh lớn tuổi, người bệnh có tinh trùng bất động 100%… làm nên tiếng vang và là niềm hi vọng cho các gia đình vô sinh, hiếm muộn.