Kiêng cữ cho mẹ mang thai 3 tháng cuối là cần thiết để kết thúc thai kỳ thành công, mẹ khỏe mạnh, con ra đời bình an. Có lẽ mẹ sẽ lo lắng và hồi hộp chờ đón con yêu chào đời. Để không cảm thấy căng thẳng, mẹ nên tìm hiểu cặn kẽ những kiêng cữ khi mang thai 3 tháng cuối trong bài viết dưới đây nhé!
1. Gần gũi chồng quá nhiều:
Quan hệ khi mang thai có nhiều tác dụng, giúp giảm căng thẳng, vận động cơ thể, nhưng mẹ vẫn nên lựa tư thế phù hợp, tránh đè lên phần bụng, giảm tác động tử cung. Tránh quan hệ quá lâu, nếu không sẽ tăng sự co bóp tử cung và gây xung huyết, dẫn đến sẩy thai. Nếu có tiền sử sẩy thai, sinh non thì tốt nhất vợ chồng nên “yêu” nhẹ nhàng, tránh kích thích mạnh dễ làm tử cung co bóp và đẩy thai nhi ra ngoài.
Đang xem: Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng cuối để con thông minh vượt trội?
2. Nằm ngửa:
Việc nằm ngủ ở tư thế ngửa là cấm kỵ vì sẽ làm tăng áp lực xuống phía sau tử cung, cản trở lưu thông máu, chèn ép thai nhi, nặng nề hơn là thai lưu. Hơn thế nữa, tư thế này khiến các chất độc hại khó được đào thải ra ngoài cơ thể, có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Bác sĩ khuyến cáo mẹ chỉ nên ngủ ở tư thế nằm nghiêng (tốt nhất là nghiêng sang trái).
3. Kích thích đầu ti:
Chị em sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt là ngực căng to dần lên, ở nhũ hoa có những dây thần kinh nối với tử cung, vậy nếu xoa nắn ngực và kích thích đầu ti suốt thời gian mang thai sẽ gây co thắt tử cung, dẫn tới động thai, gò cứng từng cơn, dễ gây ra máu, đẻ non. Đặc biệt, khi mắc tiểu đường, tiền sản giật hay bị cao huyết áp, mẹ càng không nên áp dụng hình thức này nhé!
4. Lái xe máy:
Tự mình điều khiển xe máy khi thai đã lớn cũng là chuyện nên kiêng vì bụng to khiến mẹ khó giữ thăng bằng hoặc khó xoay chuyển tình thế linh hoạt, thậm chí lúc mệt mỏi, chóng mặt giữa đường rất nguy hiểm. Tốt nhất mẹ nên nhờ bố hoặc người thân đưa đi cho an toàn.
5. Dọn vệ sinh, làm việc nhà:
Các công việc vặt vãnh trong nhà của phụ nữ như giặt giũ, quét nhà, chăm chó mèo, nấu ăn bằng bếp có khói… đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai kỳ. Ngoài ra, những bụi bẩn, vi khuẩn, virus có thể khiến mẹ bị nhiễm bệnh, thậm chí là nhiễm độc thai nghén.
Xem thêm: Huyền Thoại Về Gạo Lứt Muối Mè Số 7, Thực Phẩm Chay Và Dưỡng Sinh Sống Thiền
6. Ăn mặn:
Việc ăn mặn quá mức và kéo dài dễ khiến mẹ bị tăng huyết áp, tiền sản giật, tình trạng tích nước, phù nề tay chân trầm trọng hơn, thai nhi rối loạn hấp thu dưỡng chất. Mẹ nên hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước lọc, nước ép hoa quả giải khát để lọc ối và giải độc, loại bỏ lượng muối tồn đọng trong cơ thể.
7. Ăn kiêng:
Nhiều mẹ lo sợ sau sinh bị thừa cân nên hãm chuyện ăn uống lại, ăn kiêng kham khổ khiến thai nhi không được bổ sung đủ chất, ảnh hưởng trí não và sự phát triển tự nhiên ở trẻ. Thay vì kiềm chế ăn uống, mẹ nên tập trung ăn các thực phẩm giàu axit béo như Omega-3 (DHA và EPA) để giúp não phát triển vượt bậc cũng như thị lực, hệ mạch và hệ thần kinh của thai nhi.
TPBVSK viên bổ sung namlimquangnam.net chứa DHA, EPA, các vitamin và khoáng chất cần thiết đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tăng cao cho phụ nữ dự định mang thai, trong quá trình mang thai và khi cho con bú giúp tăng cường sức khỏe.
Xem thêm: Dinh Dưỡng Cho Bệnh Thiếu Máu Cơ Tim Có Nguy Hiểm Không Và Bệnh Nhân Nên Ăn Gì?
Số GPQC: 00810/2018/ATTP-XNQC
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.