Mẹ đã thêm bài viết thành công

Bài viết của mẹ đã được đưa vào mục bài viết yêu thích. Mẹ có thể xem lại trong mục Hugges của tôi.

*

Rối loạn tiêu hóa thường xảy ra trong thai kỳ. Một trong những biểu hiện của việc này là bà bầu bị tiêu chảy, đau bụng đi ngoài, gây khó chịu và bất tiện.

Đang xem: Bà bầu hay bị đau bụng đi ngoài

Tiêu chảy được định nghĩa là tình trạng đi ngoài phân lỏng ba lần hoặc nhiều hơn mỗi 24 giờ.

Nếu bà bầu đau bụng đi ngoài, điều cần quan tâm chính là giữ được nước, vì khi mẹ bầu bị tiêu chảy có thể bị mất một lượng đáng kể chất lỏng trong thời kỳ mang thai. Mất nước là một trình trạng có thể nghiêm trọng, thậm chí gây chết người. Bị tiêu chảy khi mang thai, mẹ cần phải chắc chắn rằng mình đang tự bổ sung nước và các chất điện giải cần thiết. Bà bầu bị tiêu chảy, hiếm khi đe dọa đến mạng sống, nhưng không nên quá xem nhẹ, đặc biệt là khi mang thai.

Tham khảo: Những điều cần biết khi mang thai

Nguyên nhân nào gây tiêu chảy khi mang thai?

Đừng ngạc nhiên nếu mẹ bị tiêu chảy khi mang thai. Có một vài mối liên hệ giữa mang thai và tiêu chảy. Khi lần đầu tiên khám phá ra mình đang mang thai, mẹ có thể thay đổi đột ngột chế độ ăn uống để đảm bảo rằng bé đang nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết. Việc thay đổi thực phẩm đôi khi có thể khiến mẹ bầu đau bụng đi ngoài. Bà bầu bị tiêu chảy có thể vì Không dung nạp Lactose: Khi mang thai, mẹ sẽ tăng cường tiêu thụ sữa và do cơ thể bị thiếu hay mất men latoza (để hấp thụ đường lactose) và hậu quả là gây tiêu chảy. Nghiên cứu cho biết việc cắt sữa trong vài ngày có thể làm giảm các triệu chứng không dung nạp lactose. Tuy nhiên, mẹ bầu nên dùng các nguồn canxi khác như phô mai và sữa chua.

Tham khảo: Cách bổ sung canxi cho bà bầu

Một lý do khác gây tiêu chảy khi mang thai là do một số mẹ bầu cảm thấy nhạy cảm với một số thực phẩm. Có thể đây là những loại thực phẩm mà mẹ bầu thường ăn trước đó, nhưng ăn chúng khi mang thai có thể khiến mẹ bầu bị tiêu chảy hay đau bụng đi ngoài.

Thay đổi hormone cũng có thể là lý do khiếu mẹ bầu bị tiêu chảy. Các hormone như estrogen, progesterone và Gonadotropin sẽ có ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, chúng có thể gây ra buồn nôn, ói mửa hoặc tiêu chảy. Mỗi mẹ bầu đều trải qua những thay đổi về hormone, nhưng chỉ một số ít bị tiêu chảy khi mang thai giai đoạn đầu.

Các nguyên nhân tiêu chảy khác cũng có thể xảy ra khi mang thai:

Vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng đường ruột, thuốc men và ngộ độc thực phẩm. Một số bệnh như bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng và bệnh celiac,… là lý do gây đau bụng và tiêu chảy.

Ngoài ra, về các nguyên nhân gây tiêu chảy khi mang thai, bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cho rằng:

Các nguyên nhân tiêu chảy khác cũng có thể xảy ra khi mang thai:

– Do thuốc: ví dụ thuốc kháng sinh (diệt vi khuẩn chí đường ruột), thuốc huyết áp, thuốc kháng axit có chứa magiê…

– Hội chứng kích thích ruột, viêm ruột

– Không dung nạp lactose trong sữa

– Uống quá nhiều nước hay ăn thực phẩm có nhiều đường, mỡ. Tiêu chảy cũng có thể là một biểu hiện của tiểu đường thai kỳ. Trong trường hợp này, mẹ sẽ cần thay đổi chế độ ăn uống và uống thuốc điều trị tiểu đường.

Tham khảo: Thực đơn cho bà bầu hàng ngày

Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối

Bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối không phải là hiếm gặp và có nhiều khả năng xảy ra khi mẹ đến gần ngày sinh, nó có thể xảy ra ngay trước khi chuyển dạ hoặc vài tuần trước khi chuyển dạ. Nếu mẹ đang bị tiêu chảy khi mang thai 3 tháng cuối hay trong tam cá nguyệt thứ ba, điều đó không có nghĩa là mẹ đang chuẩn bị sinh ngay lúc đó, chỉ là cơ thể mẹ đang chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ bắt đầu vào một thời điểm sau đó, vì vậy mẹ không nên hoảng sợ.

Tham khảo: Mang thai 3 tháng cuối

*

Tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm không?

Thông thường, tiêu chảy khi mang thai có thể diễn ra trong vòng 1 đến 10 ngày. Thời gian dài hay ngắn còn phụ thuộc vào nguyên nhân khiến mẹ bị tiêu chảy. Các biểu hiện đau bụng do tiêu chảy mẹ có thể gặp là đau bụng quanh rốn, đôi lúc sẽ thấy rất đau và trong mỗi cơn đau sẽ kèm theo đi ngoài phân lỏng. Khi bầu bị tiêu chảy, ngoài việc cơ thể mẹ bị ảnh hưởng trực tiếp thì thai nhi cũng sẽ phải chịu những tác động không nhỏ. Các cơn đau bụng sẽ khiến cho tử cung co bóp dữ dội. Điều này rất nguy hiểm đối với sự an toàn của bé.

Khi mang thai, sức đề kháng của mẹ bị giảm đáng kể nên khi bị tiêu chảy, các biểu hiện cũng như tình trạng bệnh cũng sẽ nặng hơn người bình thường. Khi đi phân lỏng kèm theo nôn mửa, mẹ sẽ thấy mệt mỏi, kiệt sức và mất nước rất nhiều. Nếu không kịp thời chữa trị có thể gây ra tình trạng sốc mất nước rất nguy hiểm. Trong một số trường hợp, nếu tình hình trở nặng, tính mạng của mẹ và bé sẽ bị đe dọa.

Bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao?

Hầu hết các trường hợp mẹ bầu bị tiêu chảy sẽ tự hết trong một vài ngày. Mối quan tâm chính của tiêu chảy khi mang thai là giữ nước và điện giải. Hãy chắc chắn rằng mẹ uống nhiều nước, nước trái cây, và nước canh để bù lượng nước và các chất điện phân mà cơ thể mẹ đã mất. Nước sẽ giúp bổ sung nước bị mất, nước ép trái cây sẽ giúp bổ sung lượng kali và nước canh sẽ bổ sung natri giúp mẹ. Nếu bệnh tiêu chảy không tự hết, có thể tiêu chảy trong thời kỳ mang thai là do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, mẹ có thể cần kháng sinh. Nếu do virus gây ra tiêu chảy, kháng sinh sẽ không giúp ích gì. Để xác định nguyên nhân, bác sĩ sẽ khám và tìm nguyên nhân để xứ lý. Bù nước và điện giải: đơn giản nhất, mẹ dùng gói Oresol pha và uống theo nhu cầu, bên cạnh đó nước trái cây cũng rất tốt (đừng thêm đường nhé). Luôn kiểm tra thuốc: Một số loại thuốc có thể gây tiêu chảy khi mang thai, nếu mẹ có dùng nên xem kỹ tác dụng phụ. Ngoài ra, mẹ không nên dùng bất kỳ loại thuốc chống tiêu chảy, thậm chí dạng không cần toa mà không tư vấn bác sĩ. Mẹ nên thực hiện một số thay đổi về chế độ ăn uống để làm giảm bớt triệu chứng tiêu chảy khi mang thai:

– Tránh các thực phẩm: Một số thực phẩm có thể làm nặng hơn tình trạng tiêu chảy. Mẹ nên cắt bỏ hoàn toàn các thực phẩm cay, chiên, chất béo cao, nhiều chất ngọt. Trong một số bệnh lý như viêm đại tràng mãn, thiếu men lactoza,… mẹ nên kiêng sữa, thay vào đó vẫn nên dùng pho mát hoặc sữa chua… để bổ sung calcium cho bào thai nhé.

Xem thêm: Nang Naboth Cổ Tử Cung Có Nguy Hiểm Không, Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả

– Chế độ ăn BRAT & CRAM: BRAT (Bananas, Rice, Apple sauce and Toast: chuối, gạo, nước sốt táo và bánh mì nướng) được các bác sĩ khuyến cáo, để làm dịu hệ thống tiêu hóa. Những thực phẩm này có thể không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, do đó, các nghiên cứu mới đề xuất thêm những thực phẩm sau đây là tốt.

Các loại rau củ như cà rốt nấu chín. Các thức ăn tinh bột như ngũ cốc, bánh quy và khoai tây. Thịt nạc. Cháo gạo, soup mì hay nui kèm rau. Sữa chua.

Một lựa chọn thay thế hiệu quả là theo chế độ ăn uống CRAM, gồm (cereal, rice, apple sauce and milk: ngũ cốc, gạo, nước sốt táo và sữa). Những thực phẩm này tương đối tốt hơn vì chúng cung cấp hàm lượng protein tốt hơn.

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cũng khuyên các mẹ bị tiêu chảy khi mang thai nên:

– Bù nước và điện giải: trước tiên bằng uống nước, nếu thiếu nước nhiều mới nên bù dịch

– Ăn súp lỏng, uống nước trà gừng hay nước cà rốt để làm giảm tiêu chảy….

– Luôn kiểm tra thuốc: Không dùng thuốc chống co thắt vì các thuốc này sẽ khiến nhu động ruột giảm, làm ứ đọng các đồ ăn ôi thiu, phân, vi trùng và độc tố lâu hơn trong ruột.

Tham khảo: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Bà bầu đau bụng đi ngoài khi đi du lịch:

Tiêu chảy của khách du lịch là một bệnh thông thường ảnh hưởng đến du khách mỗi năm. Sự khởi phát tiêu chảy của người du lịch thường xảy ra trong vòng một tuần đi du lịch nhưng có thể bắt đầu bất cứ lúc nào trong khi đi du lịch. Điều quan trọng là nên biết khu vực của điểm đến. Các khu vực có nguy cơ cao hơn là ở các nước đang phát triển ở Nam Mỹ, Châu Phi, Châu Á và Trung Đông. Nguồn tiêu chảy chủ yếu của người du lịch là tiêu thụ thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm chất phân.Nếu sẽ đi du lịch trong thời kỳ mang thai, muốn tránh tiêu chảy, mẹ nên:

Tránh sử dụng nước máy chưa đun sôi ở những khu vực có nguy cơ cao: không uống, không đánh răng hoặc sử dụng các các viên đá làm từ nguồn nước ở đó. Tránh xa thực phẩm đường phố. Tránh những loại trái cây đã bóc vỏ sẵn hoặc không có vỏ. Tránh những khu vực không đáp ứng vệ sinh đầy đủ. Nếu mẹ bị tiêu chảy trong thai kỳ, hãy chắc chắn uống đủ nước để tránh mất nước.

Khi nào mẹ nên khám bác sĩ?

Nếu bà bầu bị tiêu chảy hơn hai ngày, nên gặp bác sĩ sớm nhé. Ngoài ra, nên theo dõi các triệu chứng dưới đây có thể xảy ra cùng với tiêu chảy khi mang thai.

Đau bụng nhiều. Chất nhờn (đàm) hoặc máu trong phân. Đau đầu nghiêm trọng. Nôn mửa nặng. Sốt trên 37,8 độ C (100 độ F). Tiểu ít. Tim đập nhanh.

*

*

Phòng ngừa và Điều trị tiêu chảy Trong thời kỳ mang thai:

Khi đi khám, bác sĩ sẽ đánh giá xem mẹ có bị mất nước hay không? Nguyên nhân do gì, từ đó mới có hướng giải quyết, ví dụ như nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn, có thể bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh, nếu do virus thường điều trị triệu chứng,….

Có một số lý do hay gây tiêu chảy, đặc biệt trong thời kỳ mang thai. Mẹ nên lưu ý một số biện pháp chung để phòng ngừa:

Ăn chín, đun sôi. Rửa tay trước và sau ăn. Thức ăn chế biến đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Tránh các loại thực phẩm nhiều gia vị hoặc béo vì chúng rất khó tiêu hóa. Giảm lượng sữa nếu mẹ không dung nạp lactose và thay vào đó lựa chọn các nguồn bổ sung canxi khác. Tránh đường, sô đa đường và thức uống tăng lực vì chúng có thể làm phiền hệ tiêu hóa của mẹ. Không tiêu thụ cà phê, trà, nước trái cây và đồ uống làm tăng năng lượng dạng sản xuất công nghiệp.

Mách nhỏ: Những câu hỏi mà bà bầu đau bụng đi ngoài hay thắc mắc về việc bị tiêu chảy:

Tiêu chảy là một dấu hiệu của Thai kỳ? Tiêu chảy là một trong những triệu chứng sớm nhất của thai nghén, kèm theo nôn mửa và buồn nôn, chán ăn hoặc thèm ăn. Nguyên nhân có thể do sự gia tăng nồng độ hormone, đặc biệt là estrogen, progesterone và HCG khi bắt đầu mang thai.

Xem thêm: Xử Trí Khi Bị Kiến Ba Khoang Cắn Và Cách Chữa Khi Bị Kiến Ba Khoang Đốt ?

Tham khảo: Biểu hiện có thai

Tiêu chảy Trong thời kỳ mang thai có hại cho em bé? Tiêu chảy trong thai kỳ sẽ không gây hại cho bé của mẹ. Nhưng nếu tình trạng này trầm trọng, gây mất nước ở người mẹ, sẽ gây cản trở lưu lượng máu đến bào thai. Tiêu chảy xảy ra do bất kỳ biến chứng như nhiễm trùng tử cung hoặc nhiễm trùng ổ bụng… trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba có thể nguy hiểm cho thai nhi. Tiêu chảy có thể xảy ra trong tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ? Tiêu chảy trong tam cá nguyệt thứ hai ít gặp hơn. Nếu tiêu chảy đi kèm theo bất kỳ triệu chứng nào khác như sốt hoặc đau cơ thể, mẹ nên đi khám bác sĩ. Ngoài ra các nguy cơ tiêu chảy cao hơn nếu do thực phẩm, đồ uống hoặc nhiễm trùng. Trong trường hợp này, mẹ nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nhé.

Nếu mẹ còn ngàn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về các Chuyên gianamlimquangnam.net® nào!

Bạn đã nghĩ ra tên cho bé nhà mình chưa? Cùng namlimquangnam.net tham khảo cáchđặt tên cho connhé:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *