》Trong thời kỳ mang thai, bất cứ sự thay đổi bât thường nào ở hệ tiêu hóa của mẹ cũng ảnh hưởng đến thai nhi. Trong đó, đau bụng đi ngoài mang thai tuy là tình trạng phổ biến nhưng cũng cần được chú ý vì nó có thể gây hậu quả khó lường.

Đang xem: Bà bầu đau bụng đi ngoài có sao không

Mẹ bầu đau bụng đi ngoài không phải là hiện tượng có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, nó có thể gây mất nước nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của thai nhi. Do vậy, chị em đang mang thai cần nắm rõ những kiến thức cần thiết về chứng bệnh này.

Đau bụng đi ngoài khi mang thai là gì?

Đau bụng đi ngoài khi mang thai là tình trạng thường gặp ở nhiều phụ nữ có thai. Một nghiên cứu trên 3.682 phụ nữ cho thấy, có 14.3% mẹ bầu từng ít nhất một lần gặp phải tình trạng này trong thai kỳ.Mức độ đau bụng trong giai đoạn mang thai tháng đầu cũng giống như khi bạn đau bụng kinh. Nó là hệ quả do sự co bóp của xương chậu và tử cung. Bạn có thể cảm thấy đau ở bên này nhiều hơn bên còn lại.

*

Đau bụng đi ngoài khi mang thai là tình trạng phổ biến.

Đôi khi, nếu đứng một chỗ quá lâu, hoặc cười, hắt hơi hoặc ho, mẹ bầu có thể thấy đau bụng do áp lực đè lên vùng bụng đang ngày càng tăng lên.Tuy cơ địa mà mỗi thai phụ sẽ cảm thấy đau theo những cách khác nhau. Đối với các chuyên gia y tế, đau bụng đi ngoài khi mang thai tháng đầu là dấu hiệu cho thấy tử cung đang bị áp lực lớn.Đau bụng đi ngoài là một triệu chứng không thể tránh khỏi trong giai đoạn sức khỏe người mẹ có sự biến động lớn như mang thai. Bầu 7 tháng bị đau bụng đi ngoài, thai 39 tuần đau bụng đi ngoài, đau bụng đi ngoài khi mang thai tháng cuối đều là những hiện tượng khiến chị em lo lắng. Nhưng thực tế, trong bất kỳ thời điểm nào thuộc thai kỳ, mẹ bầu cũng có thể đau bụng đi ngoài chứ không riêng gì những thời điểm được liệt kê ở trên.

Nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài khi mang thai

Thông qua nghiên cứu và quan sát, các bác sĩ đã chỉ ra 5 nguyên nhân cơ bản gây đau bụng đi ngoài ở phụ nữ mang thai. Năm nguyên nhân này có mối liên hệ chặt chẽ tới thai kỳ của các chị em như sau:

⦿Chế độ dinh dưỡng thay đổi: Đa số các mẹ bầu đều sẽ thay đổi khẩu phần ăn, chế độ dinh dưỡng khi bước vào thai kỳ. Khi sự thay đổi dược tiến hành quá đột ngột, đặc biệt là số lượng thức ăn tăng lên, nó có thể khiến bụng và dạ dày khó chịu. Từ đó, tình trạng đau bụng đi ngoài sẽ xuất hiện như một hệ quả tất yếu.⦿Nhạy cảm với đồ ăn: Nhiều thai phụ gặp phải vấn đề nam giải là nhạy cảm với đồ ăn. Khi mang thai, phần đông mẹ bầu sẽ kén ăn và dễ bị kích ứng bởi đồ ăn. Chúng có thể gây đầy hơi, trướng bụng, thậm chí, đau bụng đi ngoài nhiều lần trong ngày.

*

Trong thai kỳ, nhiều yếu tố có thể trở thành nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài

⦿Ảnh hưởng của một số loại vitamin bổ sung trong thai kỳ: Vitamin là chất cần thiết cho cả mẹ và bé khi mang thai. Tuy nhiên, một số loại vitamin cho bà bầu có khả năng làm dạ dày khó chịu, chướng bụng và gây tiêu chảy.⦿Hormone thay đổi: Hormone thai kỳ thay đổi, đặc biệt là sự gia tăng của progesterone khiến hệ tiêu hóa làm việc chậm lại, nhu động ruột kéo dài thời gian làm việc và thư giãn quá nhiều dẫn tới tình trạng thức ăn nằm lại trong dạ dày và đại tràng lâu hơn, gây đầy hơi, khó chịu ở bụng dưới.⦿Chứng không dung nạp lactose: Sữa bầu là thực phẩm cần thiết mà hầu như thai phụ nào cũng cần bổ sung. Nhưng tùy theo cơ địa, một số chị em có gặp phải tình trạng cơ thể không dung nạp đường lactose. Người mắc chứng này khi ăn hoặc uống các thực phẩm hay thức uống làm từ sữa, đường lactose trong đó sẽ không phân hủy được rồi chuyển xuống ruột già. Tại đây, các vi khuẩn sẽ phân hủy lactose thành chất lỏng và khí. Từ đó, cơ thể xuất hiện các triệu chứng ở hệ tiêu hóa như đầy hơi, đau bụng đi ngoài.

Ngoài 5 nguyên nhân trên, mẹ bầu còn có nguy cơ bị đau bụng đi ngoài do các tác nhân sau:

⦿Bị ngộ độc thức ăn⦿Nhiễm virus gây nôn mửa và tiêu chảy⦿Ký sinh trùng đường ruột⦿Mắc hội chứng ruột kích thích⦿Tác dụng phụ của một số loại thuốc⦿Mẹ bầu bị viêm loét đại tràng⦿Hội chứng Crohn⦿Bệnh Celiac

Đau bụng đi ngoài có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Hầu hết các trường hợp đau bụng đi ngoài sẽ hồi phục nhanh chóng. Tuy nhiên, một khi tình trạng này đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng khác như nôn mửa, sốt cao, đau quặn bụng, đi ngoài ra máu, chuột rút cơ bụng, tiêu chảy nhiều lần trong ngày hoặc nguy hiểm hơn là đau đầu, mất nước suy kiệt sức khỏe thì mẹ bầu cần được chữa trị và chăm sóc y tế.Đau bụng đi ngoài nhiều lần rất dễ khiến mẹ bầu bị kiệt sức. Đáng lo hơn là các cơn đau ở ổ bụng sẽ kích thích tử cung co bóp. Nếu không điều trị kịp thời, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa sự an toàn của thai nhi.

Xem thêm: Không Nên Tự Ý Sử Dụng Thuốc Bổ Tăng Sức Đề Kháng Cho Trẻ, Có Nên Sử Dụng Không

*

Sự phát triển của thai nhi sẽ gặp vấn đề nếu mẹ bầu bị đau bụng đi ngoài kéo dài kèm những dấu hiệu nghiêm trọng khác.

Suy dinh dưỡng, phát triển chậm, nghiêm trọng hơn có thể chết trong bụng mẹ là những rủi ro mà thai nhi phải đối mặt khi mẹ bầu bị đau bụng đi ngoài. Đặc biệt, đau bụng đi ngoài khi mang thai tháng đầu, đau bụng đi ngoài khi mang thai tháng cuối kéo dài là hai thời điểm ảnh hưởng sâu sắc nhất đến thai nhi.

Điều trị đau bụng đi ngoài khi mang thai bằng cách nào?

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học là biện pháp đơn giản giup khắc phục những trường hợp đau bụng đi ngoài nhẹ. Tuy nhiên, khi tình trạng do trở nặng, nhất là kéo dài 2 ngày liền, phụ nữ mang thai có thể mất nước chỉ trong thời gian ngắn. Khi đó, mẹ bầu cần đi khám càng sớm càng tốt.Lưu ý quan trọng là chị em không nên tự ý mua và sử dụng thuốc theo mách bảo của người không có chuyên môn. Nhiều loại thuốc điều trị đau bụng đi ngoài khi mang thai sử dụng không đúng cách có thể gây hại cho thai nhi.Khi gặp các triệu chứng này, mẹ bầu hãy đi khám bác sĩ:

⦿Đau bụng đi ngoài tiêu chảy nghiêm trọng trong vòng 2 ngày hoặc lâu hơn.⦿Đau bụng đi ngoài kèm theo sốt cao và nôn mửa⦿Đau bụng đi ngoài thấy phân chứa máu.⦿Đau bụng dữ dội, đi ngoài.

Nhiều mẹ bầu băn khoăn vì đôi khi đau bụng đi ngoài ra phân xanh khi mang thai. Điều này có thể là do chị em tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa chât diệp lục. Ngoài ra, trong thai kỳ, việc mẹ bầu ăn nhiều rau xanh, cộng với việc hấp thụ các loại vitamin giàu chất sắt, các loại thuốc hay thực phẩm chức năng cũng có thể khiến phân có màu xanh.Tuy nhiên, nếu bạn không thuộc các trường hợp trên thì hãy đi khám bác sĩ ngay bởi vì đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý đặc biệt nào khác trong thai kỳ.Bên cạnh thuốc tây, mẹ bầu có thể sử dụng một số bài thuốc trị đau bụng đi ngoài từ dân gian trong trường hợp nhẹ như uống nước gạo rang, uống nước ép cà rốt hay ăn món lá mơ chiên chứng gà…Tuy nhiên, trước khi áp dụng, chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.

Chế độ sinh hoạt giúp phòng tránh đau bụng đi ngoài khi mang thai

Mẹ bầu hoàn toàn có thể hạn chế nguy cơ bị đau bụng đi ngoài khi mang thai nhờ xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học và lành mạnh như sau:

⦿Tránh xa những loại thực phẩm dễ gây đau bụng, đi ngoài: Trong thai kỳ, mẹ bầu nên tiêu thụ ít các thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng và các sản phẩm từ bơ sữa, thức uống có gas, thức uống chứa nhiều caffeine, trái cây sấy khô, thực phẩm nhiều đường…

*

Chế độ ăn khoa học sẽ giúp mẹ bầu hạn chế bị đau bụng đi ngoài.

⦿Ăn đúng cách: Tăng cường rau xanh, cân bằng sinh dưỡng, ăn uống đủ chất, nhưng không ăn quá nhiều, quá nhanh hoặc quá no dễ khiến dạ dày khó chịu, gây đau bụng đi ngoài.⦿Uống đủ nước: Phụ nữ mang thai nên uống khoảng 2,4 lít nước mỗi ngày, vì lúc này bạn đang phải cung cấp nước cho 2 cơ thể. Chị em có thể bổ sung các loại nước ép trái cây tốt cho bà bầu như nước ép cà rốt, nước dừa, nước chanh, nước ép dâu, táo…Nước lọc sẽ giúp bù lại lượng chất điện giải đã mất trong khi nước ép sẽ bổ sung muối và kali cho cơ thể sau khi đi ngoài nhiều.⦿Nghỉ ngơi điều độ: Mẹ bầu nên ngủ đủ giấc, đúng giờ, tránh thức khuya.⦿Hạn chế căng thẳng: Mẹ bầu nên giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ, tránh stress ảnh hưởng đến sức khỏe.

Xem thêm: Ra Mồ Hôi Trộm Ở Trẻ Em – Đổ Mồ Hôi Trộm Cảnh Báo Nhiều Bệnh Nguy Hiểm

Trên đây là những thông tin cần thiết về chứng đau bụng đi ngoài khi mang thai. Hi vọng, những thông này có thể giúp ích cho chị em trong việc phòng tránh và chữa đau bụng đi ngoài trong thai kỳ.Hivọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn cụ thể về tình trạng đau bụng đi ngoàimà các bà bầuđang gặp phải, cũng như nắm được nguyên nhânbệnhđể có phương ángiải quyết sao cho đúng. Nếu có bất kỳ câu hỏi nàocần được giải đáp từ đội ngũ tư vấnnamlimquangnam.net, nhanh tay truy cập tinSứckhỏe gia đìnhhoặc gọi về tổng đài tư vấn của chúng tôiHOTLINE: 024.85.86.86.85để được giải đáp mọi thắc mắc nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *