Củ su hào có tác dụng gì? Bà bầu có nên ăn su hào không? Những câu hỏi này đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Thông tin sẽ được chúng tôi cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây nhé. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé.

Đang xem: Bà bầu có nên ăn su hào

Gía trị dinh dưỡng trong củ su hào

Su hào trong đông y có tính mát và vị ngọt thanh, do vậy mà thường được chế biến thành một số món ăn bao gồm: luộc, xào, hoặc dùng để muối dưa hoặc làm dưa góp… Có thể nói đây là món ăn thông dụng, thường xuất hiện trong bữa cơm gia đình. Để tìm hiểu rõ hơn về công dụng của củ su hào thì các bạn hãy cùng tìm hiểu nhé.

*

Củ su hào rất tốt cho cơ thể

Củ su hào có chứa nhiều chất dinh dưỡng như: Vitamin A, B, C, K, axit nicotic, anbumin, đường, chất xơ, calcium, canxi, manganese, phốt pho, đồng, potassium (kali), sắt… Không chỉ vậy, su hào còn chứa một hàm lượng lớn chất xơ cùng với các hợp chất chống oxy hóa.

Các bác sĩ Đông Y thường dùng su hào trong việc điều trị giải nhiệt, giải độc, tiêu viêm, hóa đờm, giải khát…

Củ su hào có tác dụng gì?

Củ su hào có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, dưới đây là những công dụng thường gặp nhất:

Tốt hệ tiêu hóa

Su hào có chứa hàm lượng chất xơ lớn giúp cho hệ tiêu hóa phát triển khỏe mạnh, đảm bảo hoạt động của ruột và ruột kết. Không chỉ vậy, su hào còn có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì hàm lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột ở mức cân bằng. Từ đó nếu bạn bổ sung su hào trong bữa ăn sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh về đường tiêu hóa, bệnh trĩ, thậm chí là bệnh ung thư ruột kết.

Giảm cân hiệu quả

Với những người thừa cân, béo phì mong muốn tìm được phương pháp giảm cân hiệu quả thì su hào chính là một phương pháp giúp bạn thực hiện mục tiêu. Với 91% là chất xơ, nước và ít calo thì đây là nguồn thực phẩm không chỉ có tác dụng giảm cân mà bạn còn phòng ngừa được một số bệnh như tim mạch, đột quỵ, bởi không chứa cholesterol hay các chất béo hòa tan. Để phát huy được công dụng giảm cân hiệu quả thì bạn nên ăn su hào luộc, nộm để thay thế cho món ăn su hào xào.

Phòng chống ung thư

Một số nghiên cứu cho thấy, su hào có chứa nồng độ phytochemical cao, nhất là glucosinolates. Đây được coi là một hợp chất chống oxy hóa rất tốt giúp phòng ngừa bệnh ung thư, tuyến tiền liệt, thậm chí ung thư vú.

Giúp thanh lọc máu và thận

Với hàm lượng Vitamin B6, vitamin C, potassium do vậy mà su hào còn tác dụng thanh lọc máu và thận cực kỳ tốt, từ đó giúp loại bỏ những chất độc ra ngoài cơ thể và giúp tiêu hóa dễ dàng. Đó là lý do bạn nên ăn nhiều su hào giúp thanh lọc cơ thể khá tốt.

Điều hòa huyết áp

Với hàm lượng kali lớn, tác dụng của su hào còn được biết đến với hiệu quả trong việc làm giãn mạch, điều hòa căng thẳng trên hệ thống tim mạch, động mạch và mạch máu.Từ đó su hào giúp tăng cường tuần hoàn, bổ sung oxy cho các cơ quan từ đó làm giảm rủi ro về những bệnh lý tim mạch bao gồm đột quỵ và nhồi máu cơ tim… Hoạt chất này còn có tác dụng điều tiết chất lỏng trong cơ thể. Kết hợp với natri trong su hào có tác dụng điều chỉnh sự dịch chuyển chất lỏng giữa các tế bào.

Xem thêm: Sex Thường Xuyên Giúp Cải Thiện Trí Nhớ, Sex 4 Lần Mỗi Tuần Có Thể Khiến Bạn Giàu Hơn

Củ su hào giúp củng cố xương

Củ su hào có tác dụng gì? Không phải ai cũng biết đến công dụng giúp cho xương chắc chắn bởi nó có chứa hàm lượng manganese, sắt, calcium do vậy bạn có thể bổ sung cho người cao tuổi để giúp xương chắc khỏe. Với người trẻ có thể bổ sung để ngăn ngừa các bệnh về xương.

Củ su hào giúp tăng thị lực

Củ su hào còn chứa một hàm lượng lớn carotenes và cả beta-carotene rất tốt cho mắt. Từ đó giúp cho người bệnh có thể ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, giảm sự phát triển bệnh đục thủy tinh thể.

Chống cảm cúm cực tốt cho mùa đông

Trong cơ thể mỗi người khi đến mùa đông thì không tránh khỏi virus tấn công vào hệ miễn dịch. Đó là lý do mà bạn rất dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, mệt mỏi, ho, sổ mũi. Do vậy bạn có thể ăn nhiều củ su hào hơn để tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Tốt chức năng thần kinh và cơ

Kali là một hoạt chất rất tốt cho cơ thể, đáng chú ý là đảm bảo chức năng thần kinh. Kali có vai trò rất tốt để tích lũy carbohydrate – thành phần không thể thiếu cho cơ bắp. Với những ai nhận đủ kali thì bạn sẽ xử lý thông tin nhanh đồng thời sẽ tránh khỏi kích động khi gặp chuyện rắc rối. Do vậy bạn nên ăn nhiều củ su hào để đảm bảo chức năng này.

Bà bầu có nên ăn củ su hào không?

Ngoài những công dụng rất tốt cho sức khỏe ở trên thì khá nhiều người thắc mắc “ bà bầu có nên ăn củ su hào không?” Loại củ này khá phổ biến trong bữa cơm của mỗi gia đình. Một số nghiên cứu cho biết củ su hào có chứa nhiều nước, chất xơ, kali, cacbohidrat, protein, Vitamin B, C, B6, K, axit folic, selen, magie, đồng, Magnesium. Những hoạt chất này trong nghiên cứu đều rất tốt cho sức khỏe của bà bầu như tăng cường hệ miễn dịch để tránh được nguy cơ mắc các bệnh cảm cúm theo mùa.

*

Củ su hào rất tốt cho bà bầu

Cụ thể, tác dụng của củ su hào đối với bà bầu như sau:

Tăng cường sức khỏe cho hệ tim mạch: Một số hoạt chất như vitamin B, folate chứa trong củ su hào từ đó giúp ngăn ngừa sự hình thành hormocystein – là một loại acid amin chứa sulfur tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay hội chứng đột quỵ.Giúp thanh lọc cơ thể: cung cấp vitamin B6, C với potassium chứa trong su hào từ đó giúp thanh lọc máu và thận trong cơ thể hiệu quả.Tăng cường sức đề kháng: Với hàm lượng Vitamin C cao sẽ bổ sung cho cơ thể mỗi ngày , từ đó tăng cường sức đề kháng và chống lại các loại bệnh tật nguy hiểm.Chống táo bón: Hàm lượng lớn chất xơ có trong củ su hào sẽ là vũ khí để chống lại bệnh táo bón. Từ đó lượng chất xơ cao còn giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng rất tốt cho thai nhi và bà bầu. Từ đó có thể hỗ trợ ống tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

Xem thêm: Chứng Đau Bụng Kinh Có Nguy Hiểm Không ? Cảnh Báo Bệnh Nguy Hiểm Gì

Từ đó có thể thấy với hàm lượng chất dinh dưỡng cao thì su hào không chỉ tốt cho sức khỏe người bình thường mà những bà bầu, hay bà đẻ cũng nên bổ sung nhiều để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, phòng tránh được nhiều bệnh tật.

Trên đây là những thông tin về củ su hào có tác dụng gì? hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *