Theo quan niệm dân gian thì khi mang bầu, phụ nữ cần kiêng ăn một số loại rau như rau ngót, rau răm, rau ngải cứu, măng tươi. Song việc kiêng ăn các loại rau này trong thai kỳ có phản khoa học không? Đây là vấn đề được rất nhiều phụ nữ mang thai quan tâm. namlimquangnam.net sẽ cùng bạn đi tìm lời giải đáp cho nỗi băn khoăn này của các bà bầu trong bài viết sau đây.

Đang xem: Bà bầu có ăn được ngải cứu không

Bà bầu có nên kiêng ăn rau ngót?

Nội dung bài viết

Bà bầu có nên kiêng ăn rau ngót?Bà bầu có nên kiêng ăn rau ngải cứu?Bà bầu có nên kiêng ăn măng?

Rau ngót rất bổ dưỡng vì chứa đa dạng các chất có lợi cho sức khỏe. Có lẽ vì điều này mà rau ngót trở thành một loại thực phẩm phổ biến trên bàn bếp của các bà nội trợ Việt. Song liệu loại rau này có tốt cho bà bầu không?

Rau ngót giàu dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe

Bạn có thể tìm thấy rất nhiều dưỡng chất thiết yếu có trong rau ngót như: vitamin B1, B6, C, kali, magiê, phốt pho và protid.

Cụ thể, hàm lượng chất dinh dưỡng trong 100g rau ngót tươi bao gồm:

Vitamin B1: 100mcgVitamin B2: 400mcgVitamin B3: 2,2gVitamin C: 185mgĐạm: 5,3gTinh bột: 3,4gCanxi: 169mgSắt: 2,7mgPhốt pho: 6,5mgCarotin: 6mcg

*

Bà bầu có nên kiêng rau ngót

Mặc dù rất bổ dưỡng nhưng rau ngót lại chứa các thành phần bất lợi cho thai kỳ. Vì thế, việc kiêng ăn rau ngót theo quan niệm của dân gian là hoàn toàn có cơ sở.

Những chất trong rau ngót có thể gây hại cho sức khỏe thai kỳ bao gồm:

Papaverin

Chất kích thích này được tìm thấy trong cây thuốc phiện. Papaverin có tác dụng giảm đau, hạ huyết áp bằng cách làm giãn các cơ trơn của mạch máu. Song cũng chính từ tác động này mà chất papaverin có thể gây động thai hoặc sảy thai.

Glucocorticoid:

Một chất được sản sinh trong quá trình cơ thể hấp thụ các dưỡng chất từ rau ngót. Glucocorticoid làm cản trở quá trình cơ thể bà bầu hấp thụ canxi, từ đó dẫn đến việc cơ thể bà bầu và thai nhi có thể bị thiếu hụt khoáng chất này.

Ngoài ra, glucocorticoid còn làm rối loạn kinh nguyệt. Điều này có nghĩa là glucocorticoid có thể tác động đến hormone của bà bầu, từ đó gây bất lợi cho thai kỳ.

Như vậy, rau ngót không có lợi cho thai kỳ, nhất là khi bạn ăn sống hoặc uống nước rau ngót sống trong tam cá nguyệt đầu tiên. Tuy nhiên, nếu bà bầu ăn rau ngót nấu chín với hàm lượng ít, ví dụ như một bát canh và không ăn thường xuyên thì không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai kỳ.

Bà bầu có nên kiêng ăn rau ngải cứu?

Ngải cứu là một loại thảo dược được đánh giá cao về lợi ích sức khỏe vì loại thảo dược này có chứa calo, vitamin, khoáng chất và nhiều hợp chất thực vật.

Ngải cứu có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏeGiảm đau: Nhờ có đặc tính chống viêm và giảm đau nên ngải cứu dùng để điều trị một số chứng bệnh như viêm khớp.Chống ký sinh trùng: Chất thujone trong ngải cứu có tác dụng chống ký sinh trùng như giun, sán.Ngăn ngừa ung thư: Chất chamazulene hoạt động như một chất chống oxy hóa, có thể chống lại stress oxy hóa liên quan đến ung thư, bệnh tim, Alzheimer.Chống viêm: Hợp chất artemisinin có tác dụng ức chế các cytokine, là những protein được tiết ra bởi hệ miễn dịch của bạn giúp thúc đẩy quá trình viêm.

Xem thêm: Chảy Máu Mũi: Nguyên Nhân, Cách Chữa Chảy Máu Cam Ở Người Lớn Và Trẻ Em Tại Nhà

*

Bà bầu có được ăn rau ngải cứu?

Mặc dù có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng do chứa một số chất gây bất lợi cho thai kỳ nên ngải cứu không phải là loại rau bà bầu nên ăn.

Các chất gây hại cho thai kỳ bao gồm:

Thujone: Thujone có khả năng kích thích não, làm dịu hệ thần kinh trung ương. Nếu bạn dùng quá liều, chất này có thể gây động kinh hoặc tử vong.Absinthe: Đây là chất gây ảo giác, mất ngủ và co giật, mặc dù chiếm hàm lượng không nhiều trong ngải cứu nhưng nếu bà bầu ăn rau này thường xuyên có thể gây hại cho thai kỳ như gây mất ngủ, co giật, sảy thai.

Thực tế, ngải cứu được khuyến cáo không dùng cho bà bầu, trẻ em, phụ nữ cho con bú vì có nguy cơ gây rối loạn tiêu hóa, suy thận, buồn nôn, nôn, co giật, tử vong, sảy thai nếu dùng với liều lượng cao.

Bà bầu có nên kiêng ăn măng?

Măng có rất nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Trong 120g măng chứa 14 calo, 0,26g chất béo, 1,84g protein và 1,2g chất xơ. Măng cũng có các axit phenolic đóng vai trò như một chất chống oxy hóa.

Ngoài ra, măng rất giàu axit amin, carbohydrate, protein, đường, chất béo, khoáng chất và chất xơ.

Măng giàu dinh dưỡng và có tác dụng tốt cho sức khỏe

Những tác dụng nổi bật của măng với sức khỏe bao gồm:

Giảm cân: Nhờ chứa carbohydrate, calo, ít đường và mang đến cảm giác no nên măng rất lý tưởng để hỗ trợ cho việc giảm cân.Bảo vệ tim: Chất phytonutrients và phytosterol giúp loại bỏ các cholesterol nên măng có thể giúp bảo vệ tim mạch.Ngăn ngừa ung thư: Nghiên cứu chỉ ra rằng các chất phytosterol như amylase, flavone và diệp lục có thể giúp kiểm soát các ung thư.Tăng cường khả năng miễn dịch: Măng có các khoáng chất và vitamin giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.Hỗ trợ tiêu hóa: Chất xơ hỗ trợ tiêu hóa và giảm nhu động ruột.

*

Bà bầu có nên ăn măng?

Bà bầu kiêng ăn rau gì, có nên kiêng ăn măng không? Mặc dù măng có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng vì chứa một số thành phần có thể gây hại cho thai kỳ nên phụ nữ mang thai không nên ăn măng.

Măng gây ra co bóp tử cung: Người ta tin rằng măng gây ra các cơn co tử cung. Ở một số nơi, măng được sử dụng như một chất bổ sung để kích thích sinh trong những ngày cuối cùng của thai kỳ.Măng gây ngộ độc: Măng chứa nhiều độc tố như glucozit, đây là thành phần sinh ra axit xyanhydric. Sau khi ăn, glucozit bị men tiêu hóa trong dạ dày phân hủy thành axit xyanhydric. Khi cơ thể bị nhiễm độc, dạ dày sẽ đẩy axit xyanhydric ra ngoài dưới dạng dịch nôn.

Xem thêm:

Qua bài viết, namlimquangnam.net hi vọng các mẹ bầu sẽ có thêm lưu ý trong việc ăn uống, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *