Trĩ là căn bệnh khá phổ biến – chiếm 50% – ở bà bầu, nguy cơ mắc bệnh trĩ ở bà bầu tỷ lệ thuận với sự lớn lên và phát triển của thai nhi.

Đang xem: Bà bầu bị trĩ phải làm sao

Phân loại bệnh trĩ ở bà bầu

Bệnh trĩ xảy ra khi các tĩnh mạch bị sưng ở hậu môn và trực tràng – thường gặp trong thai kỳ, đặc biệt là trong ba tháng cuối thai kỳ khi tử cung mở rộng gây áp lực lên các tĩnh mạch.

Bệnh trĩ ở bà bầu có thể gây đau đớn, gây ngứa, châm chích hoặc chảy máu đặc biệt là trong hoặc sau khi đi đại tiện. Tuy nhiên bệnh này không gây hại cho sức khỏe của bà bầu hoặc sức khỏe của em bé. Mặc dù trong khi chuyển dạ, do lực đẩy có thể bệnh trĩ nặng thêm nhưng sẽ tự khỏi sau khi sinh con.

Một số phụ nữ mắc bệnh trĩ lần đầu tiên khi họ mang thai. Nhưng nếu bạn đã bị bệnh trĩ trước đó, thì có nhiều khả năng sẽ tái phát khi mang thai.

Có hai loại bệnh trĩ:

Bệnh trĩ nội – bên trong cơ thể, được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp.Bệnh trĩ ngoại, nằm ngoài cơ thể và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn.

Các triệu chứng có thể thay đổi tùy thuộc vào loại bệnh trĩ.

*

Triệu chứng của bệnh trĩ ở bà bầu

Các triệu chứng của bệnh trĩ ở bà bầu bao gồm:

Chảy máu khi đi đại tiện;Rối loạn nhu động ruột;Một vùng da nổi lên gần hậu môn;Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn;Đau và sưng vùng quanh hậu môn;

Thông thường, bệnh trĩ ngoại sẽ gặp phải những triệu chứng trên, có thể phát triển cục máu đông trong bệnh trĩ ngoại. Đây được gọi là bệnh trĩ huyết khối sẽ gây viêm và đau đớn hơn.

Xem thêm: Làm Gì Khi Trẻ Bị Nghẹt Mũi Hiệu Quả Ở Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ

Trĩ nội thường không đau ngay cả khi chảy máu, người bệnh chỉ thấy máu khi dùng giấy lau hoặc trên thành bồn cầu khi đi vệ sinh.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ khi mang thai 

Có đến gần 50% phụ nữ mắc bệnh trĩ khi mang thai, chủ yếu do các nguyên nhân sau đây:

Thai nhi phát triển, tử cung sẽ lớn hơn và bắt đầu gây áp vào xương chậu, nhất là đối với các tĩnh mạch gần hậu môn và trực tràng dẫn đến kết quả là các tĩnh mạch này có thể bị sưng và đau.Sự gia tăng hormone progesterone khi mang thai cũng có thể là Nguyên nhân của bệnh trĩ, vì làm giãn các thành tĩnh mạch khiến chúng dễ bị sưng hơn.Tăng thể tích máu, làm mở rộng tĩnh mạch, cũng có thể góp phần gây ra bệnh trĩ khi mang thai.

Bên cạnh đó, các nguyên nhân tác động lên hậu môn cũng tác động làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ khi mang bầu:

Thường xuyên rặn khi đi vệ sinh;Tăng cân quá nhiều khi mang thai;Ngồi hoặc đứng trong thời gian dài;Bệnh trĩ là phổ biến nhất ở phụ nữ mang thai bị táo bón;

*

Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?

Tùy thuộc vào mức độ bệnh sẽ quyết định xem thai phụ nên sinh thường hay sinh mổ. Nếu bà bầu bị trĩ nhẹ thì có thể đẻ thường, nhưng chắc chắn việc sinh thường ít nhiều cũng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của người mẹ.

Khi sinh thường, chắc chắn búi trĩ cũng sẽ thò xuống dài hơn hoặc vùng trĩ cũng sẽ tổn thương nặng hơn. Do đó, đối với những người bị trĩ mới sinh sẽ thường bị đau mỗi khi đi đại tiện.

Nếu bà bầu bị trĩ ở mức độ nặng với các triệu chứng búi trĩ thò ra ngoài, táo bón, hiện tượng chảy máu, ngứa hậu môn và thai đã nhiều tuần tuổi thì giải pháp tốt nhất là đẻ mổ. Vì nếu đẻ thường bà bầu sẽ phải rặn nhiều, dồn sức để rặn khiến búi trĩ tụt xuống làm cho bệnh càng ngày càng nặng thêm, rất nguy hiểm cho bà bầu.

Xem thêm: Lợi Ích Và Tác Hại Của Việc Chơi Game S Quá Nhiều, Tác Hại Của Việc Chơi Games Quá Nhiều

*

Cách phòng bệnh trĩ khi mang thai

Tránh táo bón là chìa khóa để ngăn ngừa bệnh trĩ khi mang thai. Dưới đây là một số mẹo để ngăn ngừa táo bón:

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ: Có rất nhiều cách tốt để kết hợp nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống như các thực phẩm chứa nhiều chất xơ bao gồm các loại trái cây, các loại rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậuUống nhiều nước, tối thiểu 3 lít nước mỗi ngàyKhông nhịn đi đại tiệnCố gắng không ngồi hoặc đứng trong thời gian dài: Tại nơi làm việc, hãy đảm bảo đi bộ xung quanh trong vài phút mỗi giờ. Ở nhà, khi nằm nên nằm nghiêng để làm giảm áp lực xuống các tĩnh mạch trực tràngChý ý chế độ dinh dưỡng để không tăng cân quá nhiều, gây áp lực lên trực tràng khiến nguy cơ bị trĩ tăng lênTránh sử dụng thuốc nhuận tràng để trị táo bón trong thai kỳ, vì chúng có thể gây mất nước và có thể kích thích co bóp tử cung.

*

Chú ý chế độ dinh dưỡng cân đối khi mang thai để phòng ngừa bệnh trĩ

Cách chữa bệnh trĩ khi mang thai

Bệnh trĩ thường tự khỏi sau khi mang thai, nhưng có một số điều bạn có thể làm để giảm bớt ngứa và đau trong thời gian này:

Ngâm vùng trực tràng trong nước ấm nhiều lần trong ngàySử dụng túi nước đá chườm vào vùng bị trĩ sẽ làm giảm sưng và giúp giảm đau.Giữ hậu môn sạch sẽ và khô ráo: Hãy thử sử dụng khăn ẩm hoặc khăn lau trẻ em để nhẹ nhàng làm sạch khu vực sau khi đi đại điện thay vì dùng giấy vệ sinh khô.Giữ cho vùng hậu môn được khô thoáng sau khi tắm hoặc đi tiêu vì độ ẩm quá mức có thể gây kích ứngSử dụng baking soda (ướt hoặc khô) vào khu vực bị trĩ để giảm ngứa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *