Đau dạ dày khi mang thai là tình trạng khá phố biến ở thai phụ. Các triệu chứng đau dạ dày gây ra không ít khó chịu cho mẹ bầu. Vậy nguyên nhân và biểu hiện, cách chữa trị ra sao?

1. Biểu hiện của đau dạ dày khi mang thai

Có những triệu chứng của đau dạ dày dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng ốm nghén. Các dấu hiệu sẽ giúp thai phụ xác định rõ hơn liệu mình có phải đau dạ dày không

Buồn nôn, ợ chua và ợ nóng:

Buồn nôn là dấu hiệu đặc trưng khi ốm nghén. Triệu chứng này thường xuất hiện trong 3 tháng dầu của thai kỳ nên khiến nhiều mẹ bầu cho đó là điều bình thường. Tuy vậy, buồn nôn cũng là một dấu hiệu đặc trưng của bệnh dạ dày do trào ngược thực quản gây ra.

Đang xem: Bà bầu bị đau dạ dày phải làm sao

Nóng rát dạ dày:

Thông thường mẹ bầu bị đau dạ dày sẽ xuất hiện tình trạng đầy hơi và có cảm giác nóng rát ở dạ dày trong khoảng tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 của thai kỳ.

Đau dạ dày:

Tuần thứ 7 với thứ 8, dạ dày bắt đầu cảm thấy khó chịu hơn. Những cơn đâu thường biểu hiện ngay ở vùng hõm dưới xương ức và trên rốn (hay còn gọi là vùng thượng vị). Mẹ bầu sẽ cảm thấy đau quặn nhất là khi đói bụng hoặc sau khi ăn no. Ngoài ra, cơn đau nằm ở phía bên trên bên trái rốn cũng được cho là dấu hiệu của đau dạ dày.

*

Có những triệu chứng của đau dạ dày dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng ốm nghén

Phân lẫn máu:

Trong trường hợp chảy máu dạ dày thì đi đại tiện sẽ thấy phân có lẫn máu hoặc phân màu đen. Triệu chứng này ít khi xuất hiện, nhưng nếu thấy dấu hiệu như vậy thì mẹ bầu cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Chướng bụng:

Dạ dày bị viêm loét làm ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn. Thức ăn tiêu hóa chậm sẽ tồn đọng lâu ngày từ đó gây ra tình trạng khó tiêu, chướng bụng và đầy hơi.

Chán ăn:

Người bị đau dạ dày thường thay đổi khẩu vị nên dẫn tới chán ăn, ăn không ngon miệng. Tình trạng này kéo dài khiến thể trạng suy nhược, mệt mỏi và thi nhi nhẹ cân.

2. Vì sao mẹ bầu dễ bầu đau dạ dày khi mang thai?

Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau dạ dày ở bà bầu:

Ốm nghén:

Ốm nghén là hội chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Hội chứng này đặc trưng bởi triệu chứng buồn nôn và nôn mửa thường xuyên. Mặc dù không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng ốm nghén có thể tác động đến hoạt động tiêu hóa, kích thích dạ dày co bóp quá mức, tăng tiết dịch vị và phát sinh cơn đau.

Nội tiết tố bất ổn:

Khi mang thai, hormone progesterone có xu hướng tăng lên đột ngột. Hormone này có chức năng giữ bào thai trong tử cung và hạn chế nguy cơ sảy thai. Tuy nhiên progesterone tăng lên bất thường có thể khiến nhu động ruột giảm, làm tăng áp lực ổ bụng và gây kích thích dạ dày. Lúc này dạ dày có xu hướng bài tiết nhiều dịch vị, co bóp quá mức và thường xuyên phát sinh cơn đau.

Tử cung giãn nở:

Để đảm bảo đủ không gian cho thai nhi phát triển, tử cung bắt đầu giãn nở từ tháng thứ 4 thai kỳ. Hoạt động này vô tình làm tăng áp lực ổ bụng, gây kích thích dạ dày và ống hậu môn. Thống kê cho thấy, 80% mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ gặp phải các vấn đề tiêu hóa, trong đó phổ biến nhất là đau dạ dày và bệnh trĩ.

Thói quen ăn uống:

Thói quen ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng. Thai phụ có thể bị đau dạ dày do tăng số lượng thực phẩm trong bữa ăn một cách đột ngột, ăn quá nhiều trái cây có vị chua, thường xuyên ăn đêm, uống cà phê, rượu bia,…

Căng thẳng thần kinh:

Căng thẳng trong thời gian mang thai xuất phát từ nội tiết tố bất ổn, lo lắng về việc nuôi dưỡng và chăm sóc con cái. Căng thẳng có thể làm tăng áp lực lên dây thần kinh não – ruột khiến nhu động ruột giảm, dạ dày co bóp và bài tiết axit quá mức.

3. Đau dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không?

Đau dạ dày khi mang thai không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và không gây nguy hiểm đến sức khở của mẹ bầu. Tuy nhiên, triệu chứng này có thể tác động tiêu cực đến cuộc sống sinh hoạt và hiệu suất lao động.

Có 1 số trường hợp đau dạ dày còn có thể là biểu hiện của các vấn đề tiêu hóa như viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản….Đối với bệnh lý này, cần phải được tiến hành kiểm soát để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừ bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu.

*

Đau dạ dày khi mang thaiảnh hưởng ít nhiều đến thai nhi

Ảnh hưởng của chứng đau đạ dày khi mang thai:

Thai phụ nhẹ cần, cơ thể xanh xao và suy nhược.Trẻ sinh ra ốm yếu và có hệ miễn dịch kém.Hình thành ổ viêm loét nặng ở niêm mạc dạ dày, tá tràng và thực quản.

Tuy không phố biến nhưng đau dạ dày kho mang thai có thể dẫn đến các biến chứng nặng như xuất huyết tiêu hóa và thủng dạ dày. Chính vì thế nếu nhận thấy đau dạ dày khởi phát với tần suất dày đặc và mức độ nghiêm trọng. Mẹ bầu nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được chỉ định các biện pháp điều trị an toàn.

4. Cách chữa dạ dày cho bà bầu an toàn:

Hầu hết các mẹ bầu bị đau dạ dày đều xuất phát từ thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, ảnh hưởng do căng thẳng thần kinh và rối loạn nội tiết. Chính vì thế nếu loại trừ các nguyên nhân gây bệnh và thiết lập lối sống khoa học, các triệu chứng ở đường tiêu hóa thường thuyên giảm chỉ sau 2 thời gian ngắn.

4.1.Thay đổi chế độ ăn uống:

Cách xây dựng thói quen ăn uống khoa học giúp kiểm soát đau dạ dày khi mang thai:

Tránh tuyệt đối các nhóm thực phẩm và đồ uống gây kích thích lên dạ dày như: rượu bia, nước ngọt có gas, thức ăn nhanh,…Mẹ bầu không nên tăng số lượng thức ăn đột ngột. Thay vào đó nên cân nhắc về giai đoạn của thai kỳ để bổ sung các nhóm thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe của mẹ và đáp ứng nhu cầu của thai nhi.Nên chia nhỏ khẩu phần ăn (4 – 5 bữa) để giảm áp lực lên dạ dày và cơ quan tiêu hóa.Phụ nữ mang thai nên ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kỹ và tránh nằm vận động ngay sau khi ăn.Nên ưu tiên sử dụng các món ăn ít gia vị, kết cấu mềm, lỏng và dễ nuốt, dễ tiêu hóa nhưng giàu dinh dưỡngTăng cường bổ sung nước, vitamin và chất xơ vào chế độ dinh dưỡng. Ngoài tác dụng bù nước và cân bằng điện giải, các thành phần này còn trung hòa dịch vụ, giảm đau dạ dày và ngăn ngừa táo bón.

Xem thêm: Ứ Dịch Lòng Tử Cung Là Gì: Nguyên Nhân Ứ Dịch Lòng Tử Cung Sau Sinh

4.2.Thói quen sinh hoạt khoa học:

Ngoài chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu cũng có thể cải thiện mức độ và giảm tần suất đau dạ dày với thói quen sinh hoạt khoa học. Đó là:

– Trong thời gian đầu, thai phụ nên dành thời gian nghỉ nơi để cơ thể thích nghi với sự thay đổi đột ngột về tâm sinh lý. Sau khi trở lại công việc, cần cân đối thời gain làm việc và nghỉ ngơi nhằm hạn chế stress và lo âu quá mức.

– Khi tử cung phát triển lớn, mẹ bầu nên nhưng hẳn công việc và dành toàn bộ thời gian để ngỉ ngơi. Làm việc trong giai đoạnh này có thể khiến đầu óc căng thẳng và kích thíchđau dạ dày bùng phát mạnh.

– Mẹ bầu có thể giải tỏa căng thẳng với một số biện phát như ngồi thiền, nghe nhạch, đọc sách,…

– Sau 3 tháng đầu thai kỳ nên bắt đầu luyện tập các động tác có cường độ nhẹ nhàng. Việc luyện tập không chỉ cải thiện khung xương và nâng cao sức khỏe mà còn giúp điều hòa nhu động ruột và giảm cơn đau dạ dày.

4.3. Chữa đau dạ dày bằng thảo dược:

Nghệ và mật ong:

Là công thức chữa đau dạ dày được áp dụng phổ biến nhất. Hoạt chất Beta – carotene và Curcumin trong nghệ có khả năng trung hòa dịch vị, tái tạo ổ viêm loét và thúc đẩy hoạt động của cơ quan tiêu hóa. Trong khi đó, mật ong có tác dụng kháng khuẩn mạnh, chống viêm và tăng tốc độ tái tạo niêm mạc. Để giảm đau dạ dày, thai phụ có thể dùng trà nghệ mật ong hoặc trộn bột nghệ với mật ong và dùng trực tiếp. Để giảm đau, mẹ bầu có thể dùng trà nghệ mật ong hoặc trộn bột nghệ với mật ong và dùng trực tiếp.

*

Trà gừng ấm:

Có thể giảm nhanh cảm giác buồn nôn, nôn mửa, đau dạ dày.. Ngoài ra, hoạt chất Gingerol và các chất chống oxy hóa từ thảo dược này còn giúp giảm viêm, ức chế nấm, virus và vi khuẩn có hại.

Nước nha đam:

Mẹ bầu có thể uống nha đam mỗi ngày để giải độc, thanh lọc cơ thể và hỗ trợ kiểm soát cơn đau dạ dày. Với hàm lượng nước dồi dào, nha đam có khả năng trung hòa dịch vị, giảm tình trạng dạ dày co bóp quá mức và hạn chế cơn đau phát sinh. Ngoài ra axit amin, polyphenol và dịch nhầy từ nha đam còn giúp bảo vệ và phục hồi niêm mạc bị viêm loét.

Ngoài các mẹo chữa trên, mẹ bầu cũng có thể tận dụng một số thảo dược khác để giảm đau dạ dày. Tuy nhiên nên thận trọng khi áp dụng, vì một số thảo dược có thể kích thích tử cung co bóp quá mức và ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

5. Mẹ bầu bị đau dạ dày khi nào cần gặp bác sĩ:

Đau dạ dày khi mang thai có thể thuyên giảm sau khi thay đổi lối sống và tận dụng các thảo dược tự nhiên. Tuy nhiên ở 1 số trường hợp, triệu chứng này có thể là dấu hiệu của các vấn đề tiêu hóa khác như: viêm loét dạ dày,…

Nếu thấy các triệu chứng sau mẹ bầu nên chủ động tìm gặp bác sĩ:

Nôn mửa liên tục.Đau dạ dày kéo dài, có xu hướng gia tăng về mức độ và tần suất theo thời gian.Bã nôn có máu tươi hoặc màu cà phêĐi ngoài ra máuCơ thể xanh xao và sụt cân trong thời gian ngắnCác triệu chứng khởi phát liên tục gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống.

6.Tại sao nên chọn nội soi tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn?

Trên địa bàn Hà Nội hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn là một trong những địa chỉ được nhiều bệnh nhân tin tưởng, lựa chọn khi có nhu cầu nội soi tiêu hoá bởi những ưu điểm vượt trội như:

– Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chăm sóc tận tâm

Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơnhội tụ đội ngũ bác sĩ trình độ cao, giàu kinh nghiệm, thấu hiểu tâm lý bệnh nhân. Trong quá trình thăm khám, các bác sĩ sẽ thao tác nhẹ nhàng, chuẩn xác, đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho người bệnh.

Bên cạnh đó, người bệnh còn được tư vấn chi tiết trước khi thực hiện, được chăm sóc chăm sóc bài bản trong quá trình nội soi, được miễn phí suất ăn nhẹ sau khi thực hiện kỹ thuật và được theo dõi sức khỏe kỹ lưỡng trước khi ra về.

– Trang thiết bị hiện đại

Trang bị đầy đủ hệ thống máy nội soi hiện đại, đạt tiêu chuẩn thẩm định y tế, giúp các bác sĩ quan sát hình ảnh tốt hơn, phân tích kỹ lưỡng hơn và phát hiện những tổn thương nhỏ nhất ở vị trí khó tìm nhất. Các máy nội soi đều được khử trùng và bảo quản trong không gian vô khuẩn. Dụng cụ nội soi được tiệt trùng sau khi sử dụng nên các khách hàng hoàn toàn yên tâm khi thực hiện.

– Quy trình, thủ tục nhanh gọn

Quy trình nội soi dạ dàytại đâyrất khoa học, khách hàng chỉ mất từ 15-20 phút để thực hiện. Khách hàng có thể đặt lịch nội soi qua tổng đài. Sau khi xác nhận đặt lịch thành công, khách hàng đến Bệnh viện chỉ cần báo lại với lễ tân sẽ nhanh chóng được vào thăm khám.

– Tiết kiệm chi phí

Chi phí nội soi tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn được đánh giá là khá hợp lý so với các Bệnh viện và phòng khám tư trong khu vực. Ngoài ra, bệnh viện còn áp dụng giảm trừ theo chế độ Bảo hiểm y tế, giúp bệnh nhân tiết kiệm tối đa chi phí. Thêm vào đó, Bảo Sơn còn thường xuyên triển khai nhiều chương trình ưu đãi nhằm đem lại lợi ích tối đa cho khách hàng.

Xem thêm: Vì Sao Phụ Nữ Việt Nam Vẫn “Cuồng” Da Trắng Hay Da Nâu Đẹp Hơn

– Nội soi tiêu hóa an toàn, không đau, không khó chịu

Quy trình gây mê được các bác sĩthực hiện đúng tiêu chuẩn với liều lượng đảm bảo theo quy định, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Quá trình gây mê nhẹ nhàng, nhanh chóng, sau khi nội soi bệnh nhân có cảm giác êm ái như vừa trải qua một giấc ngủ.

Từ ngày15/05 – 25/05, mẹ bầuđăng ký dịch vụ Thai sản trọn gói chỉ từ 11 triệu tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn dành tặng những ưu đãi cực hấp dẫn– Miễn phí khám và siêu âm thai 2D hoặc 5D không giới hạn cho khách hàng đăng ký gói từ tuần thai đăng ký (Siêu âm 5D chỉ áp dụng với tuần thai dưới 33 tuần)- Miễn phí giường gấpngười nhà.- Miễn phí bữa sáng cho người nhà

Quà tặng đi kèm

Tặng bộ quà sơ sinh cao cấp cho Mẹ và Bé trị giá bao gồm + 02 bộ quần áo Nous + Bộ quà tặng của nhãn hàng HIPP (sữa hoặc bình sữa, trà lợi sữa, kem hăm) + Bộ quà tặng của nhãn hàng Moony + Tặng voucher giá ưu đãi khi đặt phòng tại khách sạn Bảo Sơn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *