Tác dụng của rau ngót không chỉ là món ăn hàng ngày của đa số gia đình Việt mà còn có tác dụng là vị thuốc trong Đông Y hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh. Cùng tìm hiểu tác dụng của rau ngót trong Đông Y qua bài viết sau đây.

Đang xem: ăn rau ngót có tác dụng gì

1) Mô tả cây rau ngót

Rau ngót hay còn gọi là bồ ngót, có tên khoa học là Sauropus androgynus(L)Merr. Rau ngót thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae. Cây rau ngót nhỏ nhắn, có thể cao 1,5-2m. nhiều cành, mọc thẳng thường được thu hái liên tục nên cây thường chỉ cao từ 0,9-1m.

Thành phần của rau ngót: theo nghiên cứu đánh giá trong 100g rau ngót có khoảng 6,5g đạm, 0,08g chất béo, 15,7 mg sắt, 13,5mg manga, 9g đường, 503mg kali, 0,45mg đồng, 23.300UI beta carotene, 85mg sinh tố C, 0,033mg B1, 0,88mg B2. Rau ngót có rất nhiều chất đạm, sắt, mangan và tiền tố vitamin A. Ngoài ra rau ngót còn có nhiều axit amin, nghiên cứu trong 100g rau ngót có 0,25g phenylalanin, 0,24g leucin, 0,34 threonin, 0,23g isoleucin, 0,16g lysin, 0,13g methionin, và 0,05g tryptophan.

2) Tác dụng của rau ngót trong đông y

Theo y học cổ truyền, rau ngót có tính mát, vị ngọt, có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hoạt huyết, bổ huyết, cầm huyết, sát khuẩn, tiêu viêm, nhuận tràng, sinh cơ…Rau ngót có thể giã nát ép lấy nước hoặc cho vào máy sinh tố xay và lọc lấy nước ép sử dụng rất tốt.

*

Công dụng thần kỳ của rau ngót với sức khỏe

3) Nước rau ngót sống có tác dụng gì?

a) Giúp hạ đường huyết

Papaverin trong rau ngót, có tác dụng giãn mạch, chống co thắt cơ trơn, vì thế nước rau ngót sống có tác dụng hạ đường huyết hiệu quả, tốt cho người máu cao, tai biến mạch máu não, giảm tình trạng nghẽn mạch, tắc mạch.

b) Hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Nước rau ngót sống giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường do trong thành phần có chứa inulin.

*

Nước rau ngót sống giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường do trong thành phần có chứa inulin

c) Hỗ trợ giảm táo bón, đái dầm, mồ hôi trộm ở trẻ

Nước rau ngót sống kích thích ăn uống với trẻ chán ăn, giàu chất xơ hỗ trợ giảm táo bón, bệnh đái dầm, mồ hôi trộm ở trẻ.

d) Trị nám da

Uống nước rau ngót sống thành sinh tố, lấy nước uống, bã lấy đắp lên mặt trong khoảng từ 20-30 phút, rửa lại bằng nước sạch. Kiên trì sử dụng giúp giảm nám, tàn nhang cho làn da trắng sáng.

Xem thêm: Cách Không Để Lại Sẹo Trên Mặt ? Làm Sao Không Để Lại Sẹo? Chăm Sóc Vết Thương Như Thế Nào Để Ngừa Sẹo

*

Uống nước rau ngót sống hàng ngày giúp trị nám da

e) Giảm cân

Nước rau ngót sống có tác dụng giảm cân hiệu quả, mỗi ngày uống khoảng 200ml nước ép nguyên chất, không cho đường, sẽ có tác dụng giảm cân an toàn.

f) Hỗ trợ điều trị sỏi thận

Rau ngót chứa nhiều vitamin và chất khoáng, nhiều đạm, hạn chế rối loạn chuyển hóa canxi, là một trong những nguyên nhân chính gây loãng xương và sỏi thận, vì thế người bị sỏi thận có thể uống nước ép rau ngót, hoặc sử dụng rau ngót trong những bữa ăn hàng ngày.

4) Uống nước rau ngót khi có kinh?

Nhiều người cho rằng, ăn rau ngót có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, uống rau ngót sẽ mau có kinh nếu bị chậm kinh, thực tế rau ngót có tính mát, giải độc, nhuận tràng sát khuẩn được nhiều phụ nữ sau sinh sử dụng để làm sạch sản dịch. Các chuyên gia cho rằng rau ngót không có tác dụng điều hòa kinh nguyệt như lời đồn thổi.

Rau ngót có tính hàn, dễ gây lạnh vì thế không nên ăn hoặc uống nhiều nước rau ngót trong ngày đèn đỏ vì có thể gây lạnh trong và ảnh hưởng đến dương khí.

5) Cách làm nước ép rau ngót

Nguyên liệu:

Rau ngót tươi, chanh tươi (tùy ý), nước sôi để nguội.

*

Cách làm nước ép rau ngót

Cách làm:

Rau ngót rửa sạch, ngâm nước muối khoảng 15-30 phút.Sau đó vớt để ráo nước, thêm nước sôi để nguội vào máy xay và xay nhuyễn, có thể thêm muối hoặc nước cốt chanh tùy ý.Đổ hỗn hợp rau ngót đã xay nhuyễn qua rây inox hai lớp, lọc, ép bã, lấy nước. Cho nước ép vào bình, và cất tủ lạnh. Với các loại nước ép rau, tốt nhất nên sử dụng ngay sau khi xay để tránh làm mất các vitamin, axit amin có trong rau ngót.

Xem thêm: Khí Hư Màu Trắng Đục Như Bã Đậu : Dấu Hiệu Bệnh Phụ Khoa Nào?

6) Những lưu ý khi sử dụng rau ngót

Khi sử dụng rau ngót, mọi người nên lưu ý:

Không sử dụng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu: vì rau ngót có tính hàn, nên đối với một số bà bầu yếu nếu ăn nhiều rau ngót dễ có nguy cơ sảy thai, những mẹ bầu khỏe mạnh có thể ăn rau ngót tuy nhiên không nên ăn quá nhiều.Ăn nhiều có thể gây mất ngủ: Có nghiên cứu cho rằng nếu ăn liên tục rau ngót trong vòng từ 2 tuần- 7 tháng người bệnh có thể gặp trường hợp mất ngủ và ăn uống kém ngon. Ngoài ra nếu ăn quá nhiều rau ngót còn gây cản trở hấp thu photpho và canxi trong cơ thể. Vì thế nên ăn lượng vừa phải, ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn đã bỏ túi cho mình thêm các công dụng và cách sử dụng rau ngót tốt nhất cho cơ thể. Chúc các bạn mạnh khỏe!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *