TT Nghiên cứu và Nuôi trồng Dược liệu Quốc gia – Vietfarm

Đơn vị nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu hàng đầu Việt Nam

*
*
*

Quả măng cụt sử dụng vỏ làm thuốc chữa bệnh

– Công dụng của măng cụt theo nghiên cứu hiện đại:

Trong vỏ quả chứa nhiều hoạt chất xanthones. Chất này thể hiện đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm rõ rệt. Súc miệng bằng nước sắc vỏ măng cụt sau khi ăn có tác dụng giảm mùi thức ăn, chống lại sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng, ngăn ngừa hôi miệng và mang lại hơi thở thơm tho hơn.Nhiều nghiên cứu được công bố tại Mỹ cho thấy, trong vỏ quả măng cụt chứa các chất có khả năng chống lão hóa mạnh mẽ hơn cả vitamin C, E. Vì vậy mà vỏ măng cụt thường được dùng làm trà hoặc mặt nạ đắp mặt chống lão hóa da. Chiết xuất từ dược liệu cũng được sử dụng trong nhiều sản phẩm làm đẹp, chăm sóc da.Thành phần Xanthones trong vỏ quả còn giúp cơ thể chống lại tác hại của cholesterol xấu, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị béo phì nên được dùng làm thuốc giảm cân. Uống trà vỏ măng cụt hàng ngày sẽ giúp làm săn chắc da và ổn định cân nặng của cơ thể.Với hệ tiêu hóa: Xanthones có thể giúp làm bền các tế bào và đẩy mạnh quá trình chuyển hóa thức ăn thành một dạng năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể. Chiết xuất từ vỏ quả có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh đường ruột, đặc biệt là bệnh kiết lỵ.Ngăn ngừa ung thư: Chất Garcinone E trong vỏ quả măng cụt đã được chứng minh về khả năng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư ở gan, phổi và dạ dày. Bên cạnh đó, hợp chất xanthone cũng giúp giảm tác hại của các gốc tự do, tiêu diệt các tế bào ác tính.

Đang xem: ăn măng cụt có tác dụng gì

Ăn măng cụt có tác dụng gì?

Trong thịt quả măng cụt chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như:

Cải thiện hệ miễn dịchHỗ trợ giảm cân, giữ dángLàm đẹp daỔn định lượng đường trong máuNgăn ngừa các bệnh lý về tim mạchKích thích tiêu hóa, chống táo bónGiảm dị ứng

Cách sử dụng – liều lượng

Dùng thuốc theo hình thức sắc uống hoặc làm trà, đắp ngoài da. Liều lượng tùy theo từng bệnh

Bài thuốc chữa bệnh từ măng cụt

1. Điều trị rạn da ở phụ nữ sau sinh

Phơi vỏ quả măng cụt khoảng 2 nắng cho vỏ hơi khô se lại. Cho dược liệu vào bình thủy tinh rồi đổ ngập rượu trắng 40 độ vào ngâm trong 2 tuần. Khi sử dụng gạn một ít rượu ra thoa bóp và mát xa lên những khu vực da bị rạn như bụng, mông, đùi hay hông…

2. Điều trị bệnh tiêu chảy

Bài 1: 

Lấy 10 cái vỏ quả măng cụt, bẻ nhỏ, cho vào nồi đất, thêm 500ml nước vào, dùng tàu lá chuối đậy kín bên trên. Đem đun thuốc cho sôi rồi vặn nhỏ lửa cho đến khi nước chuyển sang màu đỏ sẫm của dược liệu. Mỗi ngày uống 3 – 4 chén cho đến khi cầm tiêu chảy.

Bài 2: 

Lấy 24g vỏ măng cụt khô đem sắc cùng 24g hạt thì là. Nước thuốc thu được chia làm 2 lần uống trong ngày để chữa tiêu chảy.

3. Chữa nám da, tàn nhang

Lấy vỏ măng cụt tươi rửa sạch với nước muối. Sau đó dùng thìa nạo lấy phần thịt vỏ mềm bên trong, xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố. Sau cùng trộn thêm vào 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất và 1 thìa nước cốt chanh. 

Dùng hỗn hợp này thoa và mát xa cho vùng da bị nám tàn nhang 3 lần mỗi tuần, mỗi lần để khoảng 20 phút mới rửa lại cho sạch.

4. Điều trị bệnh lỵ

Bài 1:

Kết hợp 6g vỏ quả măng cụt với 8g cây mã xỉ hiện ( rau sam), 8g rau má, 8g bạch hoa thảo, 8g cỏ sữa, 6g trà xanh, 4g quốc lão (cam thảo ),4g vỏ quýt, 3 lát gừng tươi. Nấu nước gạn uống vài lần trong ngày.

Bài 2:

Dùng 8g vỏ quả măng cụt ( nướng thơm), 10g tích tuyết thảo, 8g rau dền tía, 8g dã hòe, 8g gương sen, 8g củ rối (sao đen), 4g quốc lão, 8g vỏ lựu, 6g hạt cau già và 4g trần bì ( nướng ). Sắc thuốc uống ngày 1 thang.

5. Trị mụn trứng cá

Nạo phần bên trong của vỏ quả măng cụt, phơi khô, tán bột mịn. Để sử dụng, trộn lượng bột thuốc vừa đủ chung với dầu ô liu tạo thành hỗn hợp đặc sệt. Thoa một lớp mỏng lên khu vực bị mụn 30 phút. Lặp lại mỗi tuần 3 lần để nốt mụn nhanh xẹp.

Xem thêm: Người Lúc Nóng Lúc Lạnh Là Bệnh Gì, Lúc Nóng Lúc Lạnh Là Bệnh Gì

6. Trà măng cụt ngăn ngừa và cải thiện tình trạng lão hóa da

Phơi khô vỏ quả măng cụt cất với số lượng lớn, bảo quản trong hũ kín, để nơi khô ráo. Mỗi ngày lấy 1 nắm nhỏ dược liệu nấu với nước sôi trong 10 phút. Để nguội rót uống dần. 

7. Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư

Bài 1:

Phơi khô vỏ măng cụt nấu nước uống thay trà trong ngày

Bài 2:

Dùng vỏ măng cụt khô kết hợp với một số dược liệu khác như hạt thìa, hạt cây rau mùi, quốc lão, sinh khương và trần bì lượng… theo liều lượng hướng dẫn của thầy thuốc. Sắc uống.

8. Giảm cân, chữa béo phì

Thái nhỏ vỏ quả măng cụt, đem phơi khô. Hàng ngày lấy 1 nắm nhỏ cho vào ấm hãm với nước sôi. Ủ khoảng 15 phút cho các hoạt chất trong dược liệu tiết hết ra nước. Gạn uống nhiều lần cho hết.

9. Trị hôi miệng

Nạo lớp thịt bên trong vỏ quả măng cụt đem xay nhuyễn cùng với 2 thìa mật ong và 200ml nước đun sôi để nguội. Lọc lấy nước uống. Có thể cho thêm chút đường và đá vào uống tùy theo sở thích.

10. Điều trị bệnh vảy nến, bệnh chàm da (eczema)

Nấu vỏ măng cụt khô hoặc tươi lấy nước đặc ngâm rửa khu vực da bị tổn thương mỗi ngày 2 lần.

11. Trị nóng trong, giải nhiệt cho cơ thể

Ép măng cụt lấy nước. Thêm vào 1 thìa nước cốt chanh và đường, quậy đều lên rồi thưởng thức. Có thể thêm đá hoặc cho vào tủ lạnh để làm mát trước khi uống.

Xem thêm: Nước Tiểu Vàng Đục Là Bệnh Gì ? Nước Tiểu Đục: Nguyên Nhân, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Lưu ý khi sử dụng măng cụt

Không nên ăn quả măng cụt hoặc sử dụng dược liệu liên tục trong thời gian dài. Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Mỹ cho thấy, tiêu thụ măng cụt trong 12 tháng liên tiếp có thể khiến cơ thể bị nhiễm axit lactic nghiêm trọng. Chất này tích tụ nhiều trong máu sẽ gây ra nhiều triệu chứng bất thường như buồn nôn, nôn ói, yếu người, dị ứng da, nổi mẩn ngứa, sốc hoặc thậm chí là gây nguy hiểm cho tính mạng.Bệnh nhân đang chuẩn bị làm phẫu thuật không nên dùng măng cụt trong khoảng thời gian trước đó 2 tuần. Chất xanthones trong dược liệu có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu, làm vết mổ bị chảy máu nhiều.Đảm bảo dược liệu được sử dụng không bị nhiễm thuốc trừ sâu và chất hóa học độc hại. Sử dụng vỏ măng cụt sạch, biết rõ nguồn gốc xuất xứ để làm thuốc nhằm bảo đảm an toàn cho sức khỏe.Măng cụt có tính mát nên tránh ăn cùng lúc với các loại thực phẩm có đặc tính tương tự như dưa hấu, măng tây, dừa, dưa leo hay đậu tương.Sử dụng dụng cụ bằng gỗ hoặc nồi đất để chế biến thuốc. Tránh dùng đồ kim loạiBệnh nhân bị dị ứng với một trong các thành phần của măng cụt thì không nên dùng dưới mọi hình thức.

Tham khảo thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *