Củ cải đặc biệt củ cải trắng được mọi người biết đến với biệt danh: Nhân sâm mùa đông. Do củ cải có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe cơ thể. Không những thế, củ cải còn giúp hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tiêu hoá, tốt cho hô hấp, ổn định đường máu… Bài viết này sẽ phân tích chi tiết hơn về tác dụng của củ cải.
Đang xem: 6 tác dụng “diệu kỳ” của củ cải đối với sức khoẻ
Đặc biệt vào mùa đông, thì củ cải luôn được xem như loại thực phẩm thường xuyên có trong giỏ đi chợ của các bà nội trợ. Củ cải được đưa vào danh sách các loại thực phẩm nên và cần mua. Bởi vì củ cải như một siêu thực phẩm giúp mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.
Củ cải thuộc họ rau cải trong đó bao gồm cả bông cải xanh, cải xoăn, súp lơ trắng. Một số nghiên cứu đã thực hiện phân tích thành phần trong củ cải cũng như những tác dụng mà củ cải mang lại. Kết quả cho thấy trong củ cải có hàm lượng nitric oxide cao, được biết đến như chất hoá hoá cần thiết cho cơ thể nhằm thúc đẩy tuần hoàn máu khỏe mạnh cùng với việc có tác dụng bảo vệ hệ thống tim mạch. Ngoài ra, các nghiên cứu còn tìm thấy thành phần của củ cải còn chứa hợp chất trigoneline – hormon thực vật hỗ trợ sản xuất nhiều hợp chất nitric oxide hơn.
Củ cải được trồng và sử dụng trên toàn thế giới. Củ cải có thể khác nhau ở nhiều đặc điểm nhu kích thước, màu sắc, mùa vụ. Hiện nay, có hai loại củ cải phổ biến: Củ cải trắng hay còn gọi củ cải đường thường được thu hoạch vào mùa đông và củ cải đỏ thường được thu hoạch vào mùa xuân và mùa hè.
Theo Tây Y trong 100 gam củ cải trắng thì thành phần các chất dinh dưỡng bao gồm: 1.4gam protid, 3.7gam glucid, 1.5gam xenluloza, 40mg canxi, 41miligam photpho; 1.1miligam sắt; 0.06miligam vitamin B1, 0.06miligam vitamin B2, 0.5miligam vitamin PP, 30 miligam; vitamin C…
Theo y học cổ truyền, củ cải có vị ngọt kèm theo với vị hơi cay, đắng, tính bình, không độc. Bên cạnh đó, củ cải trắng còn có tác dụng chữa ho, long đờm, lợi tiểu. Không những thế, củ cải trắng còn giúp kích thích tiêu hoá, bảo vệ dạ dày. Củ cải thường được sử dụng làm thuốc ở dạng khô hoặc có thể cả ở dạng tươi đều được.
Một số nghiên cứu về tác dụng của củ cải ở Pháp cho thấy rằng việc sử dụng một số lượng nước của cải trắng giúp hỗ trợ phục hồi cho bệnh nhân có các căn bệnh ác tính.
Ăn củ cải có tác dụng gì? Theo thuyết thực dưỡng của Ấn Độ, củ cải được xem như thực phẩm vàng nắm bí quyết chữa bệnh và hồi phục sức khỏe hàng đầu. Củ cải cũng được nghiên cứu khoa học chứng minh có nhiều lợi ích dinh dưỡng nhất trong các loại rau của thường được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Các tác dụng sau đây của củ cải sẽ khiến bạn nhận thấy cần bổ sung ngay thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày:
Thành phần hợp chất chứa trong củ cải như phytochemical và anthocyanins có tác dụng trong việc chống lại các tác nhân gây ung thư. Hơn nữa, củ cải được biết đến với loại thực phẩm có hàm lượng vitamin C khá phong phú có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp ngăn chặn được các tổn hại cũng như sự hoạt động của các gốc tự do. Do đó, củ cải có thể có vai trò tốt trong việc giúp ngăn ngừa ung thư.
Một vài nghiên cứu thử nghiệm chức năng của các hợp chất sinh học trong củ cải xuất hiện các bằng chứng chứng tỏ chiết xuất từ rễ củ cải có thể giúp tiêu diệt các tế bào ung thư bằng cách kích hoạt cơ chế tự huỷ của các tế bào ác tính này với sự xuất hiện của hợp chất isothiocyanates – thành phần hợp chất này trong củ cải khá dồi dào và phong phú.
Thành phần dinh dưỡng của củ cải có chứa nhiều kali giúp duy trì sự cân bằng natri-kali trong cơ thể. Duy trì sự cân bằng này sẽ giúp cho huyết áp ổn định.
Xem thêm: Thực Phẩm Dùng Trước Và Sau Khi Hiến Máu Nên Làm Gì Tới Sức Khỏe Không?
Một vài nghiên cứu về dinh dưỡng ứng dụng cho thấy rằng lá của củ cải cũng có tác dụng trong việc hạ huyết áp ở những người đang có triệu chứng tăng huyết áp đáng kể.
Hormone insulin được tiết ra bởi tuyến tụy có vai trò trong việc hấp thu glucose trong cơ thể. Những bệnh nhân đái tháo đường không có chức năng hấp thụ insulin của cơ thể sản xuất hoặc không thể sản xuất ra insulin, thì có thể sử dụng củ cải để tối ưu hoá tác dụng này.
Ở những người mắc bệnh đái tháo đường thường không được ăn nhiều thức ăn có đường hoặc thành phần tinh bột nhiều. Tuy nhiên, củ cải thuộc nhóm thực phẩm khá giàu chất xơ và có chỉ số glycemic thấp, nên những bệnh nhân đái tháo đường có thể sử dụng củ cải trong bữa ăn nhằm hạn chế hàm lượng đường trong máu tăng lên sau bữa ăn.
Trong trường hợp bạn bị ho hoặc mắc bệnh cảm lạnh, bạn có thể sử dụng củ cải vào chế độ ăn hàng ngày nhằm giúp giảm các triệu chứng của các bệnh này. Củ cải có khả năng chống sung huyết, hình thành các chất nhầy có trong cổ họng. Hơn nữa, củ cải còn giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng và dẫn đến cảm lạnh, ho.
Củ cải được biết đến như loại thực phẩm có tác dụng thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố. Gan và dạ dày được xem như một trong những bộ phận nhận nhiều lợi ích từ việc loại bỏ độc tố bằng cách sử dụng củ cải. Hàm lượng chất xơ, nước trong củ cải có thể giúp làm sạch đường ruột, đồng thời nước củ cải cũng có hàm lượng vitamin C khá phong phú. Ngoài ra, củ cải có khả năng hiệu quả trong việc kiểm sát các bệnh vàng da, với tác dụng của củ cải nó có khả năng điều chỉnh lượng bilirubin trong máu và làm tăng việc cung cấp oxy cho cơ thể. Khi đó, củ cải sẽ có vai trò giúp kiểm soát sự phá huỷ hồng cầu làm cho hàm lượng bilirubin trong máu tăng cao – cũng chính nguyên nhân gây bệnh vàng da.
Táo bón, căn bệnh khá phổ biến đặc biệt ở trẻ em và người cao tuổi, những người ít vận động, ít luyện tập thể dục hay có chế độ ăn không lành mạnh chứa nhiều dầu mỡ, ít chất xơ. Củ cải sẽ giúp cải thiện những triệu chứng khó chịu này. Bởi vì thành phần chất xơ trong củ cải khá phong phú, giúp làm sạch các loại thức ăn, cặn bã bị kẹt trong ruột già và được tống ra ngoài… Hơn nữa, củ cải còn giúp tăng cường sự tiết dịch tiêu hoá và mật làm cho hệ thống tiêu hoá của cơ thể hoạt động hiệu quả nhất.
Hàm lượng calo trong củ cải rất thấp. thêm vào đó hàm lượng chất xơ trong củ cải lại khá phong phú nên sẽ khiến cho những người muốn giảm cân có cảm giác nhanh no khi sử dụng loại thực phẩm này. Chẳng hạn, hàm lượng calo trong 100 gam củ cải có khoảng 16 calories do vậy bạn có thể thoải mái sử dụng món ăn từ củ cải vừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ vừa giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả
Củ cải có đặc tính chống lại sung huyết vì thế củ cải sẽ rất tốt cho những bệnh nhân hen suyễn.
Những người mắc bệnh hen suyễn thường bị sung huyết đường hô hấp, củ cải sẽ cải thiện tình trạng này.
Các nghiên cứu đã chứng minh được rằng, củ cải có khả năng chống lại các kháng nguyên gây dị ứng đường hô hấp nhằm bảo vệ lớp lót đường hô hấp không bị nhiễm trùng.
Xem thêm: Thực Phẩm Chức Năng Bổ Sung Chất Xơ, Một Số Lưu Ý Khi Sử Dụng
Hàm lượng vitamin C và các chất chống oxy hóa trong củ cải khá phong phú, nên sử dụng củ cải trong bữa ăn hàng ngày giúp ngăn chặn tác hại của gốc tự do. Hơn nữa, củ cải tươi có thể đắp lên da vì nó có đặc tính làm sạch.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền Mynamlimquangnam.net để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!