1. Thành phần dinh dưỡng của chôm chôm
Chôm chôm có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á, đây là loại trái cây nhiệt đới quen thuộc đối với người Việt. Không chỉ có vị chua ngọt thơm ngon, mà chôm chôm còn được xem là trái cây giàu chất xơ, vitamin C và những hợp chất thực vật có lợi khác.Trong đó, phần thịt chôm chôm cung cấp khoảng 1.3 – 2gr tổng hàm lượng chất xơ mà trái cây này mang lại cho cơ thể, tương tự như hàm lượng được tìm thấy trong quả cam, lê hoặc quả táo.Trung bình cứ 100g chôm chôm gồm các chất dinh dưỡng như sau:Năng lượng: 82kcalNước: 78.04gCarbohydrate: 20.87gChất đạm: 0.65gChất béo: 0.21gChất xơ: 0.9gVitamin C: 4.9mgNhiều loại vitamin B như 0.013mg vitamin B1, 0.022mg vitamin B2, 1.352mg vitamin B3,…Nhiều chất khoáng như: 22mg canxi, 0.35mg sắt, 9mg phốt pho, 42mg kali,0.066mg đồng,…Ngoài ra, vỏ và hạt chôm chôm cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và hợp chất chống oxy hóa nhưng không được khuyến khích để ăn vì hai bộ phận này đều chứa một số hợp chất gây hại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, ở một số quốc gia, người ta còn rang hạt chôm chôm nhằm làm giảm bớt độc tính và sử dụng.
Đang xem: ăn chôm chôm có tác dụng gì
2. Tác dụng của quả chôm chôm
Chôm chôm có hương vị thơm ngon, được ăn trực tiếp hoặc chế biến thành nhiều món tráng miệng hấp dẫn mà bạn khó lòng bỏ qua. Thậm chí, chôm chôm còn mang lại nhiều tác dụng như:Hỗ trợ sức khỏe tiêu hóaNhờ hàm lượng chất xơ dồi dào, chôm chôm có thể ngăn ngừa tình trạng táo bón và cải thiện một số triệu chứng liên quan đến rối loạn đường ruột.Phần lớn là chất xơ không hòa tan (chứa trong chôm chôm) góp phần làm cho trọng lượng phân lớn hơn, nhờ đó làm tăng tốc độ vận chuyển của ruột và dễ dàng đi ra ngoài hơn cũng như cải thiện được tình trạng táo bón.Bên cạnh đó, chất xơ hòa tan còn trở thành nguồn thức ăn cho các vi khuẩn có lợi sống trong đường ruột. Trong quá trình tiêu thụ chất xơ, vi khuẩn sẽ tạo ra các axit béo chuỗi ngắn (như propionate, axetat và butyrate) hỗ trợ nuôi các tế bào trong ruột. Đồng thời, các axit béo này còn có tác dụng làm giảm viêm và cải thiện chứng rối loạn đường ruột như bệnh viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh Crohn.Hỗ trợ giảm cânChứa hàm lượng chất xơ và nước đáng kể nhưng lại chứa ít calo, chôm chôm trở thành thực phẩm thân thiện trong chế độ ăn uống giảm cân khi có thể giúp bạn tránh được cảm giác thèm ăn và gây no lâu hơn.Chất xơ hòa tan có thể tan một phần trong nước và tạo thành hợp chất có đặc tính giống như gel xuất hiện trong ruột, do đó quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng diễn ra chậm hơn, khiến bạn có cảm giác như no lâu.Lượng nước từ chôm chôm hỗ trợ giữ nước trong cơ thể, thúc đẩy việc no lâu và ngăn chặn tình trạng bạn ăn nhiều cũng như hỗ trợ giảm cân hiệu quả.Có khả năng chống lại nhiễm trùngNhiều hợp chất chứa trong chôm chôm được chứng minh là có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cơ thể, từ đó có khả năng giúp bạn chống lại bệnh nhiễm trùng. Chẳng hạn, hàm lượng vitamin C đáng kể thúc đẩy việc sản xuất các tế bào bạch cầu mà cơ thể cần để chống lại sự nhiễm trùng. Điều này còn có nghĩa, nếu cơ thể bị thiếu hụt vitamin C thì dễ làm cho hệ miễn dịch suy yếu, khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng nhiều hơn.Dù vỏ chôm chôm không được khuyến khích sử dụng, nhưng vẫn chứa hợp chất có tác dụng chống lại sự nhiễm trùng. Đây là kết quả nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy vỏ chôm chôm có thể bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của vi rút và vi khuẩn gây nên nhiễm trùng.Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thưNhiều nghiên cứu đã chứng minh một số hợp chất như anthocyanins, phenolic và flavonoid chứa trong vỏ và hạt chôm chôm, có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan và phát triển của tế bào ung thư.Hơn nữa, theo nghiên cứu khác cho thấy hợp chất trypsin trong hạt chôm chôm còn có đặc tính chống lại sự phát triển khối u của bệnh HIV-1.Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạchChiết xuất phenolic từ vỏ chôm chôm còn làm giảm tổng hàm lượng cholesterol và cholesterol trung tính trên cơ thể động vật bị tiểu đường.
Xem thêm: Đặt Stent Mạch Vành Được Bao Lâu ? Cách Phòng Tái Tắc Hẹp Mạch Vành
Khả năng phòng chống bệnh tiểu đườngTheo nhiều kết quả nghiên cứu được tiến hành trong các thời điểm khác nhau, cho thấy rằng: hoạt tính chống oxy hóa từ chiết xuất hạt chôm chôm có khả năng làm giảm đường huyết và có thể được sử dụng làm thuốc hạ đường huyết tiềm năng trong tương lai.Ngoài ra, chiết xuất từ vỏ chôm chôm cũng có thể làm tăng độ nhạy insulin và góp phần làm giảm lượng đường trong máu lúc đói.
3. Cách chọn mua chôm chôm tróc vỏ, nhiều thịt
Dưới đây là một số mẹo mà bạn có thể áp dụng để chọn ra được những trái chôm chôm tróc vỏ và chứa nhiều thịt, như:Quan sát lớp vỏ và phần gai: Những trái chôm chôm tươi thường có lớp vỏ giòn, kiểm chứng bằng cách bạn nhấn móng tay vào thử phần vỏ sẽ thấy nó tách ra nhanh chóng, mà không có dấu hiệu mềm dẹp hay bị chảy nước. Đồng thời, quan sát phần gai bên ngoài tua tủa và có độ giòn cứng, phía đầu gai hơi xanh hoặc đỏ tươi đều được.Bạn tránh chọn những trái chôm chôm có màu đỏ nhưng hình dạng trái không tròn, có xu hướng thon lại thường là những trái bị lép, không có ruột.Quan sát lá ở chùm: Bạn nên chọn chôm chôm vẫn còn cành lá. Vì thế, hãy chọn chùm chôm chôm có lá tươi xanh, gắn chặt với cành thì càng tốt, chứng tỏ chôm chôm vừa mới được hái trên cây.Quan sát phần thịt: Khi tách vỏ, bạn thấy phần thịt chôm chôm có màu trắng đục, nhìn mọng nước và có hương thơm đặc trưng.Quan sát màu sắc toàn diện của chôm chôm: Những trái chôm chôm tươi nhìn bên ngoài có màu xanh đỏ đẹp mắt, không hề có dấu hiệu bị khô héo.
Xem thêm: Những Thực Phẩm Tốt Cho Sinh Lý Nam Giới Bị Yếu Sinh Lý Nên Ăn Gì, Kiêng Gì?
Cân nhắc chọn loại chôm chôm tùy theo sở thích: Mỗi loại chôm chôm sẽ có đặc tính và màu sắc trái khác nhau. Chẳng hạn:Với chôm chôm nhãn thường có lớp vỏ màu vàng ngả sang 2/3 màu đỏ; phần gai cứng, đều; lớp vỏ còn tươi, có độ giòn nhất định và không bị chảy nước khi tách vỏ. Chôm chôm nhãn thường có thịt giòn và dày nên rất được ưa chuộng.Với chôm chôm Thái thường có lớp vỏ chín màu đỏ và điểm vàng; phần gai cứng còn xanh hoặc màu hồng vàng ở phía trên đầu gai; lớp vỏ có độ giòn và khi tách xuất hiện ít mật.Với chôm chôm tróc có lớp vỏ trái màu đỏ, còn tươi; phần gai tua tủa và giòn và khi tách không có bất kì dấu hiện rỉ mật nào.
4. Cách bảo quản chôm chôm tươi lâu
Bảo quản chôm chôm tươi cũng khá đơn giản, bạn không nhất thiết phải rửa sạch, thay vào đó hãy làm sạch bụi bẩn còn bám trên chôm chôm bằng khăn ướt hoặc khăn khô đều được. Bạn có thể vặt chôm chôm ra khỏi cành để tiện cho vào túi niylon. Tiếp đó, bạn cho chôm chôm vào túi nylon và đặt trong ngăn rau củ của tủ lạnh để giữ được độ tươi ngon hơn.Ngoài ra, bạn có thể tách chôm chôm ra khỏi vỏ và ngâm vào hủ thủy tinh (đã được khử trùng bằng nước sôi) gồm có hỗn hợp dung dịch nước đường và axit citric (còn gọi là bột chua). Cuối cùng, đặt hủ chôm chôm vào ngăn mát tủ lạnh, hoặc để ở nơi thoáng mát, khô ráo thì có thời gian sử dụng lên đến 12 tháng. Tuy nhiên, Điện máy XANH khuyên bạn nên sử dụng càng sớm càng tốt nhé!