Chụp lại hình ảnh,

Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, gọi hành vi của Trung Quốc là côn đồ

Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm nói với namlimquangnam.net News Tiếng Việt rằng Trung Quốc lời bào chữa của Trung Quốc về vụ tàu cá Việt Nam bị chìm hôm 2/4 là “đổi trắng thay đen”, và sự việc này nên được đặt trong một bức tranh tổng thể, đó là âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.

Thông tin về việc tàu cá Việt Nam bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm một lần nữa làm dấy lên tranh cãi ngoại giao, cũng như xới lại những tranh cãi nóng bỏng về vấn đề Biển Đông vốn đã tạm thời bị thông tin dịch bệnh Covid-19 áp đảo trong vài tháng qua.

Hôm 6/4, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phát thông điệp chỉ trích Trung Quốc: “Đây là vụ mới nhất trong một loạt hành động của Trung Quốc nhằm khẳng định đòi hỏi trên biển phi pháp và gây hại cho các láng giềng Đông Nam Á ở Biển Đông.”

Tuyên bố còn liệt kê một loạt hành động của Trung Quốc ở Biển Đông kể từ khi đại dịch bùng phát như lập các trạm nghiên cứu ở Đá Chữ Thập và Đá Xu Bi, hạ cánh máy bay quân sự chuyên dụng ở Đá Chữ Thập và triển khai dân quân biển đến Trường Sa.

Đang xem: âm mưu độc chiếm biển đông của trung quốc

Trên Twitter hôm 6/4, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus viết: “Điều đáng ngại là CHND Trung Hoa đang lợi dụng việc thế giới tập trung vào giải quyết đại dịch toàn cầu để khẳng định các yêu sách biển bất hợp pháp của mình ở Biển Đông”.

Trước đó, truyền thông Việt Nam dẫn lời kể ngư dân cho biết tàu cá QNg-90617 TS của ngư dân Trần Hồng Thọ ở Quảng Ngãi đã bị tàu Hải cảnh Trung Quốc đâm chìm và tàu Trung Quốc vớt 8 ngư dân đưa về đảo Phú Lâm. Theo tường thuật của báo trong nước, sáng 2/4, khi nhận được tin báo có tàu chìm, 3 tàu cá Việt Nam đã chạy đến cứu nạn nhưng đều bị tàu Trung Quốc truy đuổi. Sau đó, Trung Quốc bắt giữ hai tàu cá và đưa về đảo Phú Lâm. Đến khoảng 18 giờ ngày 2/4, phía Trung Quốc đã giao 8 ngư dân của tàu QNg-90617 TS và thả các tàu cá còn lại.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc về vụ việc

Hôm 3/4, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc và trao công hàm phản đối, “yêu cầu phía Trung Quốc điều tra làm rõ, xử lý nghiêm đối với nhân viên công vụ và tàu Hải cảnh Trung Quốc nêu trên, không để tái diễn những hành động tương tự, đồng thời bồi thường thỏa đáng các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam”.

Xem thêm: Tại Sao Quan Hệ Lần 2 Vẫn Ra Máu, Quan Hệ Lần Thứ Hai Vẫn Ra Nhiều Máu

“Vào sáng sớm 2/4, tàu Hải cảnh Trung Quốc trong khi tuần tra định kỳ đã phát hiện một chiếc tàu đánh cá Việt Nam xâm nhập đánh bắt cá ở quần đảo Tây Sa của Trung Quốc, đã lập tức gọi loa xua đuổi. Chiếc tàu đánh cá này không chịu rời đi và đột nhiên chuyển hướng về phía tàu Hải cảnh Trung Quốc”.

“Mặc dù tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đã cố gắng hết sức để tránh nhưng vẫn bị tàu đánh cá Việt Nam đâm vào mũi tàu Hải cảnh Trung Quốc và chiếc tàu cá bị chìm”, người phát ngôn Trung Quốc nêu.

*

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói tàu cá Việt Nam đâm vào mũi tàu Hải cảnh Trung Quốc.

Về phát ngôn của phía Trung Quốc, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, hôm 6/4 nói:

“Không ai dại gì đưa trứng chọi đá, một chiếc tàu gỗ mỏng manh của ngư dân Việt Nam mà chủ động đâm vào tàu hải cảnh Trung Quốc để tự chìm là điều phi lý. Lời bào chữa của Trung Quốc là sự đổi trắng thay đen một cách ngu ngốc”.

Ông Lê Kế Lâm cho rằng mục đích của Trung Quốc là dùng hình tượng đâm chìm tàu Việt Nam để đe dọa. “Đối với ngư dân và các cơ quan công luận, điều quan trọng là làm thế nào để có được hình ảnh chứng minh sự việc để cho cả thế giới biết sự hung hăng đổi trắng thay đen của Trung Quốc”, ông Lâm nêu ý kiến.

Xem thêm: 10 Loại Thuốc Tăng Kích Thước Vòng 1 Nhanh Nhất Và Cách Tăng

Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm cho rằng vụ việc tàu ngư dân Việt Nam bị đâm chìm mới đây nên được đặt trong một bức tranh tổng thể, đó là âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.

“Trung Quốc luôn tìm mọi thời cơ có lợi để giành được lợi thế trên Biển Đông, điều này được chứng minh bởi quá trình lịch sử lâu dài. Dịch Covid-19 này cũng là lúc Trung Quốc lợi dụng thời cơ để thực hiện những hành động sai trái nên phải hết sức bình tĩnh khi bị khiêu khích. Mặt khác, Việt Nam phải nghiêm khắc lên án một cách quyết liệt”, ông nói.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *