Tất cả các đội bóng đều có cho mình một chiến thuật thi đấu, có thể là giống nhau, cũng có thể là khác nhau. Như Barcelona gây lên tiếng tăm vang dội một thời nhờ thứ bóng đá “tiki-taka” đầy huyền ảo. Hay như Italita xưng vương, xưng tướng ở đấu trường World Cup nhờ thứ bóng đá “Catenaccio”, mang đậm bản sắc riêng. Hoặc, giống như “Nhà vô địch” Brazill, dùng vũ điệu Simba mê hoặc cả thế giới. Tất cả điều ấy đã phần nào cho thấy sự quan trọng và khách quan mà chiến thuật bóng đá mang lại, một chiến thuật hợp lý, đúng thời điểm có thể ngăn chặn một đợt tấn công, hay triển khai một phản công một cách hiệu quả. Mỗi vị HLV sẽ có các chiến thuật khác nhau, tuỳ vào đối thủ và phong cách cầm quân của vị HLV ấy.
Đang xem: Các sơ đồ chiến thuật trong bóng đá
Các sơ đồ chiến thuật thường được sử dụng trong bóng đá
Thông thường mỗi trận đấu sẽ được kết hợp bằng nhiều chiến thuật khác nhau. Trong đó có cả chiến thuật tấn công, phòng ngự, phản công nhanh, hay những ngón bài lừa mà các vị HLV sắp đặt nhằm gài đối thủ vào bẫy.
Các sơ đồ thường được sử dụng trong mỗi trận đấu là: 4-2-3-1, 4-4-2, 4-3-3, 4-5-1, và sơ đồ 3-5-2. Mỗi sơ đồ sẽ có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu.
Sơ đồ 4 – 2 – 3 – 1
Tính đến thời điểm hiện tại, sơ đồ 4-2-3-1 đã trở thành một khái niệm chiến thuật quá quen thuộc với thế giới bóng đá hiện đại. Cách phân chia bố cục chiến thuật trong bóng đá của dạng sơ đồ này rất khoa học, ít điểm yếu, và nhiều lối triển khai chiến thuật. Trên sân sẽ gồm 1 thủ môn, 4 cầu thủ phòng ngự, 2 tiền vệ trung tâm, 3 hậu vệ và 1 trung phong cắm.
Sơ đồ chiến thuật bóng đá này thường được áp dụng tại các giải đấu quốc gia, hoặc các giải cấp CLB cao. Lợi thế của sơ đồ chiến thuật này là khả năng chuyền vô hạn. Các cầu thủ thay vì phải thực hiện các đường chuyền thẳng, dễ bị bắt bài thì nay họ sẽ thực hiện các đường chuyền theo đường tam giác. Đường chuyền này sẽ luôn ổn định và có nhiều hướng triển khai tấn công hơn đường chuyền thẳng.
Một số chuyên gia bóng đá nhận xét rằng. Nếu một vị HLV nào sử dụng thành thao sơ đồ chiến thuật dạng này, thì CLB của họ rất dễ tạo ra khoảng trống và kẽo dãn đội hình đối thủ. Hơn hết, nó còn tạo ra nhiều cơ hội cho tiền vệ trung tâm và tiền đạo dễ dàng tương tác với nhau.
Sơ đồ 4 – 4 – 2
Đứng thứ 2 trong danh sách các sơ đồ chiến thuật bóng đá, đây là dạng sơ đồ được các CLB lớn nước Anh ưu ái sử dụng. Không chỉ ở Anh, một số nước Châu Âu có hệ thống bóng đá lớn cũng đã coi nó như là một trong những giải pháp khá hiệu quả để cản phá đối thủ.
Ưu điểm của 4-4-2 là nó sở hữu tính cân bằng tốt trong cả khâu phòng ngự lẫn tấn công. Một ví dụ điển hình cho lối chơi này là Aletico Madrid, một CLB Tây Ban Nha đang chơi ở đấu trường La liga.
Đội hình triển khai của sơ đồ bao gồm 1 thủ môn, 2 trung vệ, 2 hậu vệ cánh phòng ngự, 2 tiền vệ trung tâm và 2 cánh. Trong đó, hàng tiền vệ gồm có 1 trung phong và 1 hộ công. Thường thì hậu công sẽ thi đấu ở giữa hàng thủ và hàng tiền vệ của đối phương.
Xem thêm: Tự Sướng Ở Nữ Có Tác Hại Gì Không? Thủ Dã¢M Tá»± Sæ°Á»Ng Lã Gã¬
Ưu điểm của sơ đồ này là cầu thủ sẽ có nhiều thời gian và khoảng trống để sử lý bóng, ngăn cản đòn phản công của đối thủ. Ngoài ra, sơ đồ này còn cho phép các tiền vệ thực hiện những quả tạt bóng từ biên, sau đó chớp thời cơ, làm mỏng hàng phòng ngự đối phương rồi dần dần xé toạc nó.
Sơ đồ 4 – 3 – 3
Cũng nằm trong Top sơ đồ chiến thuật được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Sơ đồ 4-3-3 được áp dụng với 2 cầu thủ tấn công dạt phía 2 biên. Nhờ đó mà những CLB sử dụng sơ đồ này sẽ dễ dàng khai thác khoảng trống của các hậu vệ đối phương để lại. Tạo áp lực nên khả năng khai triển, và phòng ngự của đối phương.
4-3-3 được triển khai với lối chơi 3 tiền vệ giữa sân, trong đó 1 người phòng ngự và 2 người kiểm soát thế trận. Bộ ba này sẽ phép các hậu vệ dâng cao thương xuyền mà vẫn đảm bảo được lớp bọc lót từ đồng đội phía sau.
Mặc dù nói là độ sử dụng của nó phổ biến, song nó vẫn vấp phải những nhược điểm. Đội bóng sử dụng sơ đồ 4-3-3 cần phải có được những cầu thủ có kỹ thuật cá nhân xuất sắc. Phải biết chọn vị trí, và chịu khó hỗ trợ đồng đội của mình. Bên cạnh đó, đội hình 4-3-3 cần phải có một tiền đạo giữa và 1 tiền vệ phòng ngự đỉnh cao. Nếu như 2 vị trí thiết yếu ấy gặp vấn đề, thì sơ đồ này cũng coi như không có tác dụng.
Sơ đồ 4 – 5 – 1
Nổi trội ở mảng số lượng ở giữa sân, dễ dàng biến đổi các chiến thuật khác nhau, đủ sức giành quyền kiểm soát thế trận trước hầu hết các sơ đồ khác, đó chính là ưu điểm của sơ đồ 4-5-1. Một điểm mạnh nữa à sơ đồ 4-5-1 rất dễ chuyền từ thế thủ sang thế công khi đẩy 2 tiền vệ biên lên cao hơn. Khi đó 4-5-1 sẽ biến đổi thành 4-3-3.
Nhược điểm của dạng sơ đồ này là quá tập trung vào phần tuyến giữa, khiến phía trên tiền đạo cắm trở nên cô độc, khó mà tạo ra sự khác biệt, hay thành công trong các pha đột phá. Hơn nữa, lối chơi phản công nhanh cũng khó ap dụng trong sơ đồ này. Vì nếu cần phản công nhanh, các tiền đạo cắm chỉ có thể nỗ lực giữ bóng đề chờ tiền vệ dâng cao trước khi tìm cách tương tác. Chính khoảng thời gian đó đã giúp cho hậu vệ đối phương kịp thời ổn định vị trí, hay triển khai kế hoạch cản phá.
Sơ đồ chiến thuật 3 – 5 – 2
Điểm nổi trội của 3-5-2 là khả năng ngăn cản các đợt tấn công chớp nhoáng của đối phương. Với bộ ba hậu vệ sẽ đủ sức phong toả khu vực cấm địa, ngăn cản sự tương tác của các tiền đạo đối phương. Điểm nhấn là các cầu thủ chạy cánh sẽ hạn chế được những pha leo biên ngoài ý muốn của đội bạn. Nếu thế trận đang cao trào, tuyến giữa sẽ có thêm 1 tiền vệ chơi lùi sâu để bọc lót cho các cầu thủ chạy cánh khác.
Xem thêm: Liệt Dương Vì Rượu Rắn Và Những Điều Cần Biết Khi Ngâm Rượu Rắn
Tuy nhiên, cái khó của sơ đồ 3-5-2 là nó đòi hỏi sự ăn ý của các cầu thủ khá cao. Các cầu thủ phải đảm bảo khả năng chuyền bóng, và khả năng cản phá chuẩn xác. Nếu CLB nào đáp ứng được các chỉ tiêu này, 3-5-2 có thể giúp họ đạt được những gì đáng có.