Mục Lục Tự Động
Tổng quan về chim yếnCách nuôi yến: 3 Giai Đoạn Trong Quy Trình Nuôi Yến Trong NhàCách Nuôi Yến Giai Đoạn 1: xây dựng nhà nuôi yếnCách Nuôi Yến Giai Đoạn 2: tạo điều kiện môi trường cho chim yếnLiên Hệ Nhận Bảng Giá Ưu Đãi!Giai đoạn 3: nuôi dưỡng và thu hoạch tổ yếnChi phí xây dựng nhà yến tham khảo
Mặc dù đem lại lợi nhuận rất cao, nhưng không phải ai cũng thành công trong lĩnh vực nuôi yến . Thậm chí đã có rất nhiều người phải thua lỗ, phá sản vì chăn nuôi, chăm sóc không đúng cách. Vì vậy, bài viết dưới đây chia sẻ về kỹ thuật nuôi yến lấy tổ đầy đủ nhất sẽ giúp các bạn thành công. Mời quý độc giả cùng theo dõi bài viết hướng dẫn cách nuôi yến trong nhà của công ty PvH!
Tổng quan về chim yến
Tên khoa học đầy đủ của họ nhà chim yến có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ xưa. Chim yến so kích thước khá nhỏ với những loài chim cùng loại, có kích thước khoảng 12cm. Cơ thể chúng thường sẽ có màu đen hoặc màu nâu đen. Đây là loại động vật có đôi cách rất khỏe, bay nhanh và xa.
Đặc tính khi làm tổ của chim liến là dùng chất lỏng màu trắng ở phần dưới lưỡi hay còn gọi là nước bọt, có chứa các chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể con người.
Đang xem: Kỹ thuật nuôi yến lấy tổ
Đồng thời, chim yến thường làm tổ ở bên trong các hang động hay ở các vách tường, trần nhà trong một không gian rất tối.
Loài chim yến có thể nuôi trong nhà
Kỹ thuật nuôi yến tại nhà nhìn chung không quá khó, bởi đây là loài chim có thể nuôi trong nhà. Nhưng bạn cần lưu ý nhất vào việc làm nhà cho chim yến sao cho đúng kỹ thuật, tạo môi trường sống đúng với tập tính của chúng. Do chim yến đã quá quen với điều kiện môi trường hoang dã ngoài thiên nhiên.
Đặc điểm sinh thái và sinh sản của chim yến
Muốn thành công với nghề nuôi chim yến lấy tổ, trước hết chúng ta phải có sự kiên trì và đam mê để tìm hiểu về đặc điểm sinh thái và sinh sản của chúng.
Bởi lẽ loài chim này sống phụ thuộc vào thiên nhiên thế nên chúng có đặc tính sinh học đặc biệt. Chim yến là một loài không bao giờ đậu, chúng bay suốt ngày và tối về ngủ. ( Ra khởi nhà lúc 5-6h sáng và về lúc 18h tối )
Chim yến thường treo mình trên các vách đá dựng đứng hay thanh làm tổ. Bước vào kỳ sinh sản thì chim yến đực mới trưởng thành cùng với chim mái làm tổ chung.
Sau khi làm tổ xong chim bắt đầu giao phối và chim yến thường giao phối trước khi đẻ trứng 5 đến 8 ngày. Sau khi đẻ trứng thứ 2 thì không giao phối nữa. Trung bình mỗi lần sinh sản chim yến đẻ hai quả trứng có kích thước trung bình 21,26 x 13,84 mm, trọng lượng 2,25 g, vào lúc sáng sớm (khoảng lúc 2h00 – 4h00 sáng) thời gian đẻ giữa trứng 1 và trứng 2 khoảng 2 – 6 ngày.
Thời điểm ghép đôi sống chung của chim yến
Chim yến nhà thường bắt cặp và ghép đôi chung sống ở giai đoạn 3-4 tháng tuổi. Nhịp độ sinh sản sẽ phụ thuộc vào phương pháp thu hoạch tổ của người nuôi.
Nếu sau khi chim yến làm xong tổ, chuẩn bị đẻ thì bị lấy tổ không cho chim ấp nở nuôi con thì chim sẽ lập tức làm tổ lại, nên chim yến nuôi tại nhà có thể đẻ nhiều lần trong chu kỳ một năm.
Cách nuôi yến: 3 Giai Đoạn Trong Quy Trình Nuôi Yến Trong Nhà
Kỹ thuật Nuôi Yến Lấy Tổ
Chim yến nuôi trong nhà sẽ làm tổ khoảng từ 30-80 ngày, quan hệ và đẻ trứng trong vòng 5-8 ngày. Thời kì chúng ấp trứng là 20-30 ngày. Kỹ thuật nuôi chim yến lấy tổ tính từ lúc trứng nở đến lúc chim non bay khỏi tổ yến trong vòng trên dưới 40 ngày. Trong nhà yến, chim tự ấp nở trung bình mỗi cặp chim đẻ khoảng 3 lần/ năm.
Được biết đến là một trong những ngành nghề đánh giá cao về nguồn thu, lợi nhuận. Nuôi chim yến hiện đang được nhiều cá nhân và các gia đình hướng đến.
Tuy nhiên, để đạt được con số về lợi nhuận mà mình mong muốn thì việc trang bị những kỹ thuật nuôi yến lấy tổ, kỹ thuật xây nhà yến… là một phần cực kỳ quan trọng. Do vậy, bạn phải đáp ứng được và chuẩn bị đày đủ những điều sau trước khi đầu tư và nuôi yến thu được thành quả cao và hiểu biết thêm về cách nuôi yến trong nhà:
3 giai đoạn quy trình nuôi chim yến lấy tổ
Cách Nuôi Yến Giai Đoạn 1: xây dựng nhà nuôi yến
Để chuẩn bị nuôi yến thì bạn phải tiến hành nhiều công việc khác nhau như khảo sát về chim yến, vị trí xây dựng, lên kế hoạch về chi phí hay diện tích nhà nuôi yến…
a. Khảo sát địa điểm nuôi yến
Chim yến là một loại động vật sống theo bầy đàn. Chính vì vậy, bước khảo sát trước về chim Yến là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong những kỹ thuật nuôi Yến lấy tổ, đây một điểm đáng lưu ý ai cũng nên chú trọng nếu muốn thành công với ngành nghề đặc thù này.
Khảo sát về: Thời tiết tự nhiên ( khí, nhiệt, ẩm ), vị trí, độ cứng đất đai, mật độ nhà yến, nguồn thức ăn, chu kỳ giông bão…
b. Chọn vị trí làm nhà thích hợp
Thông thường khi sảo sát về chim Yến bạn cần dựa trên hai yếu tố như sau:
– Khu vực đó có nhiều chim yến hay không?
– Hướng bay của chim Yến là từ đâu? có cùng đường kiếm ăn của yến thì quá tốt
Từ đó, việc xác định vị trí xây nhà làm tổ để nuôi chim sẽ đối diện với đường bay của chúng , để có thể đón chọn đàn chim đi vào nhà.
Được biết yếu tố đất đai là khó thay đổi vậy nên hướng nhà sẽ giải quyết được nhưng cần kỹ thuật có kinh nghiệm cao.
c. Kỹ thuật làm nhà cho chim yến
Chim yến là một loại động vật sống tự nhiên, hoang dã. Việc có nuôi được chim yến hay không thì cũng ta cần phải đúng kỹ thuật xây nhà cho chim yến, đảm bảo các yếu tố như yếu tố: diện tích, nhiệt độ, độ ẩm hay ánh sáng,…tốt nhất để yến phát triển và sinh sống.
Kỹ thuật nuôi yến trong nhà hiệu quả đòi hỏi trình độ rất nghiêm ngặt. Ngoài ra còn cần sản phẩm thiết bị nuôi yến hay thiết bị nhà yến chất lượng cao.
Xây Dựng, Lắp Đặt Trọn Gói – Nhà Yến A. Hồ – Hòn Đất, Kiên Giangd. Diện tích xây nhà yến
Chim yến thường làm tổ để sinh sống trong những hang động lớn. Vì thế, dựa theo kỹ thuật nuôi yến trong nhà lấy tổ bạn nên xây nhà có kích thước cao từ 10 – 15m đến 10-20m với mặt bằng, từ 100 mét vuông trở lên.
Nhà yến có diện tích phổ biến nhất hiện nay: 5x20m, 3 sàn, cao 15m ( tính điểm cao nhất chuồng cu )
Nhà nuôi yến có thể lớn hoặc nhỏ tùy theo điều kiện của người nuôi. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu thì các hang có diện tích lớn thì yến sẽ thích làm tổ hơn và sẽ cho sản lượng nhiều hơn.
Xem thêm: 6 Bài Tập Thể Dục Đánh Tan Mỡ Bụng Nhanh Nhất, Bài Aerobic Đánh Tan Mỡ Bụng Nhanh Nhất
e. Độ cao nhà yến thích hợp
Một trong những vấn đề khác quan trọng không kém trong kỹ thuật nuôi yến trong nhà chính là độ cao. Độ cao của nhà yến ít nhất phải trong mức tối thiểu từ 5,5 đến 6m, càng cao càng tốt. Bởi nếu nhà cao sẽ giúp cho việc phân chia tầng và phòng cũng như tiều hòa không khí cũng như nhiệt độ-độ ẩm tốt hơn.
Điều này cũng tùy vào khả năng tài chính của chủ đầu tư kết hợp với điều kiện về địa thế xung quanh nhà: Xung quanh bán kính 3-5km có nhiều nhà yến hay không? nếu có thì họ xây cao bao nhiêu? Xung quanh không có nhà yến thì có đồng ruộng nhiều hay rừng cây cối cao nhiều?
Trả lời cho những câu hỏi trên:
Xung quanh không có nhà và đồng ruộng nhiều thì có thể xây nhà yến thấp 1 sàn hoặc 2 sàn với chiều cao 7-10m
Xung quanh có nhiều nhà yến khá cao : nên xây tối thiểu bằng họ để có lợi thế cạnh tranh ngay từ ban đầu
Xung quanh không có nhà yến nhưng cây cối cao nhiều không có đồng ruộng: vẫn có thể xây nhà thấp vì chim yến bay rất xa để kiếm ăn.
Mô hình nhà yến cấp 4 giá rẻ cũng được Thiết Bị Nhà Yến PvH không dưới 5 lần đều mang lại hiệu quả tối ưu như nhau nếu địa hình cho phép. Tiết kiệm khá lớn khoản đầu tư của gia chủ. Nhân lên 2, 3 nhà ở những địa điểm như vậy cũng tăng khả năng thành công hơn rất nhiều.
f. Kích thước phòng làm tổ và lỗ miệng hang
Mỗi căn phòng nuôi yến thường sẽ có kích thước là 4x4m, 5x5m và cao 2-3m. Riêng sàn 1 hay sàn trệt thường 3-4m
Vị trí của các lỗ để chim bay ra bay vào lại rất quan trọng trong việc thu hút chim và là điều kiện quyết định trong sự phát triển số lượng của chim trong nhà. Kích thước thông thường của lỗ ra sẽ là 30×30 cm, 40×60cm, 60×60cm… tùy theo số lượng bầy đàn trong tương lai, hoặc trong từng giai đoạn để chúng ta thiết kế sao cho phù hợp,…
Bố trí thêm các hệ thống loa ở các phòng và lỗ miệng hang cần kỹ thuật rất cao. Am hiểu về âm thanh dẫn dụ.
h. Các mô hình nuôi chim yến trong nhà phổ biến nhất hiện nay
Những mô hình nuôi yến trong nhà phổ biến nhất hiện nay mang lại sản lượng cao cho bà con nuôi. sẽ có hai loại phổ biến có thể kể đến như:
Mô hình nhà yến kiên cốMô hình nhà yến kết hợp với nhà ởMô hình núi chim yến nhân tạoNhà yến kết hợp nhà ở sân vườnNhà nuôi chim yến kết hợp ấp nở nhân tạoMô hình trang trại nuôi chim yếnNhà nuôi yến tiền chế
Cách Nuôi Yến Giai Đoạn 2: tạo điều kiện môi trường cho chim yến
Việc nuôi chim yến có thành công, hay thất bại trước tiên bạn cần chú ý điều điều đầu tiên quan trọng chính là điều kiện môi trường nuôi chim yến có thích hợp hay không. Chúng ta hãy cùng đi vào từng điều kiện yếu tố mà chúng tôi nêu ra ở nội dung dưới đây:
a. Đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng thích hợp nuôi chim yến
Cách nuôi yến:
Môi trường chim yến sống có độ ẩm cao từ 75-90% và ổn định. Nhiệt độ phù hợp từ 27- 32 độ C. Các dụng cụ đo nhiệt độ và độ ẩm giúp chúng ta xác định chính xác các thông số này. Ánh sáng 0,2-0,6 Lux.
Xây nhà yến chiều cao tốt thì độ thoáng của nhà yến sẽ đạt tiêu chuẩn. Hướng nhà nên hướng hứng gió thì tạo được luồng đối lưu không khí giúp nhà mát không bị hanh.
Đi sâu vào từng yếu tố:
Nhiệt độ: không được quá xa cách với nhiệt độ tự nhiên ví dụ: nhiệt độ ngoài trời 20-25 độ thì nhiệt độ nhà yến nên tầm 27 độ thì chim yến bay ra vào sẽ không bị sốc nhiệt. Ngược lại với nhiệt độ ngoài trời 34 35 độ thì trong nhà cũng nên 30 31 độ. Đặc biệt nhiệt độ trong nhà không được thay đổi quá 3 đơn vị bất kể thời tiết )Ánh sáng: tiêu chuẩn 0,02-0,6 luxĐộ ẩm: 75-90% tương tự nhiên độ và không được thay đổi quá 3 đơn vị bất kể thời tiết.Khí: Gió trao đổi thoáng vừa đủ nhưng không thổi ù ù đặc biệt không thay đổi quá mạnh vào những ngày gió mạnh, giông, mưa to…b. Xử lý và tạo mùi nhà yến
Đối với những nhà yến chỉ vừa mới xây dựng, người nuôi tuyệt đối không được bỏ qua bước khử mùi xi măng và mùi sạch hay mùi nước sơn trong quá trình xây dựng. Đây là bước đầu tiên, cũng là bước quan trọng nhất trong quá trình thu hút chim yến đến sinh sống trong nhà yến.
Sau khi đã khử được hết mùi xây dựng thì bước tạo mùi cho nhà yến cũng quan trọng không kém. Mùi tạo sinh cảnh trong nhà yến nhằm lôi cuốn và thu hút chim yến đến và chấp nhận ở lại.
Những mùi này được các nhà kỹ thuật nghiên cứu dựa trên hỗn hợp mùi có từ phân chim yến phân hủy, đây là mùi khá đặc trưng mà các thế hệ yến từ nhỏ đến lớn đều quen thuộc. Ngoài ra sử dụng dung dịch nhà yến dể dẫn dụ, tạo mùi, khử mùi… là một phương pháp hiệu quả nhất hiện nay. Các sản phẩm dung dịch nuôi yến được nghiên cứu khoa học cực kỳ phù hợp với môi trường sống của chim yến.
c. Âm thanh là yếu tố quan trọng trong kỹ thuật nuôi yến
Âm thanh chuẩn và phù hợp giúp nhà yến rút ngắn được rất rất nhiều thời gian dụ yến. Tất nhiên để có âm thanh tiêu chuẩn dành cho chim yến cần hệ thống loa nhà yến, amply nhà yến chuyên dụng phù hợp về công năng lẫn thiết kế. Công ty PvH chuyên nghiên cứu và nhập khẩu dòng thiết bị nuôi yến chuyên dụng phù hợp nhất cho chim yến. Phân phối độc quyền thương hiệu tại Việt Nam với giá thành tốt cho chủ đầu tư và anh em kỹ thuật.
Xem thêm: Công Dụng Của Lá Trà Xanh Tươi, 15 Công Dụng Thần Kỳ Của Trà Xanh
Ngoài ra khi sử dụng thiết bị nhà yến của PvH sẽ được tặng miễn phí File âm thanh gọi yến mà Chuỗi nhà yến của Công ty đang sử dụng đem lại sản lượng hơn 300kg/ Năm.