Cây Hạnh Phúc là một trong những loại cây cảnh phong thủy được ưa chuộng. Vậy bạn có biết ý nghĩa của cây cũng như cây hợp mệnh gì, tuổi gì và cách chăm sóc ra sao không? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Nguồn gốc cây Hạnh Phúc
Cây Hạnh Phúc là loài thực vật có tên khoa học là Radermachera sinica, thuộc vào chi Heteropanax. Đây là loài cây hoang dã, sinh trưởng trong những cánh rừng nhiệt đới thuộc khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ,… Loài cây này có khả năng sinh trưởng nhanh đến đáng kinh ngạc, cùng với tán lá rậm rạp, xanh tốt mà nhiều người ưa thích và mang chúng về trồng trong vườn nhà. Nhờ đó mà cây Hạnh Phúc mới xuất hiện phổ biến như hiện nay.
Đang xem: Cây hạnh phúc là cây gì
Hình ảnh cây Hạnh Phúc
Đặc điểm của cây Hạnh Phúc
Cây Hạnh Phúc mang những đặc điểm vô cùng nổi bật sau đây:
– Về thân cây: Đây là loài thân gỗ, có chiều cao thân trung bình từ 1,5-2 mét. Nhiều loại cây sinh sống ở những cánh rừng nhiệt đới có thể cao đến 3-4 mét. Vỏ cây sần sùi, có màu xanh xám.
– Về lá cây: Lá của cây có hình dạng trái tim vô cùng độc đáo, mọc rất dày trên các cành và ngọn cây. Khi còn non thì lá sẽ có màu xanh lục nhạt, khi cây đã trưởng thành và sống được nhiều năm thì lá cây sẽ có màu xanh đậm.
Ý nghĩa cây Hạnh Phúc trong phong thủy
Đúng như với tên gọi của mình, cây Hạnh Phúc là loài cây mang đến ý nghĩa cho sự gắn kết, hạnh phúc, vui vẻ, giúp gia đình của bạn luôn giữ gìn được hòa khí, không bị xung đột, cãi vã lẫn nhau. Ngoài ra, nếu bạn đem cây Hạnh Phúc để làm quà tặng cho bạn bè, người thân hoặc đồng nghiệp thì người nhận được sẽ luôn luôn gặp nhiều may mắn và có được những điều hạnh phúc trong cuộc sống. Đặc biệt, cây Hạnh Phúc còn mang ý nghĩa tươi sáng cho khát vọng, niềm tin, hy vọng vào tương lai tốt đẹp ở phía trước.
Cách trồng cây Hạnh Phúc
1. Lựa chọn giống cây
Bạn có thể tìm mua giống cây Hạnh Phúc tại các cửa hàng bán cây cảnh uy tín do đây là loài cây khá phổ biến và dễ tìm. Khi lựa chọn, bạn nên lựa chọn cây non khỏe mạnh, cứng cáp, bộ rễ phát triển tốt, không bị bệnh và có các tán lá xuất hiện.
2. Lựa chọn đất trồng
Đất trồng cho cây Hạnh Phúc nên là các loại đất giàu dinh dưỡng, có độ tơi xốp cao cùng khả năng thoát nước tốt cho rễ. Ngoài ra bạn nên trộn thêm một số loại phân hữu cơ hoặc phân NPK để cải thiện dinh dưỡng cho cây trồng.
3. Trồng cây trong chậu
Do có khả năng sinh trưởng nhanh và bộ rễ to khỏe, bạn nên lựa chọn các loại chậu kích thước lớn để trồng cây. Khi trồng, bạn cần đào hố đất trong chậu có độ sâu gấp từ 2-3 lần kích thước của rễ cây Hạnh Phúc non khi mới mua về. Sau đó đặt cây non vào trong chậu rồi lấp đất lại. Tiến hành tưới nước và chăm sóc như bình thường, dần dần cây sẽ sinh trưởng và cho ra cành lá tươi tốt.
Trồng cây Hạnh Phúc trong chậu
Cách chăm sóc cây Hạnh Phúc trồng trong nhà
1. Điều kiện ánh sáng
Cây Hạnh Phúc do có tán lá rất rậm rạp cho nên chúng rất ưa ánh sáng từ Mặt Trời để có thể sinh trưởng tốt cũng như quang hợp đầy đủ. Vậy nên bạn hãy đặt chậu cây tại những nơi thoáng mát và có nhiều ánh sáng chiếu đến nhé.
Xem thêm: Tổng Đại Lý Everon Hà Nội – Danh Sách Đại Lý Everon Tại Hà Nội
2. Điều kiện nước tưới
Cây Hạnh Phúc ưa ẩm ở mức trung bình, bạn chỉ cần duy trì tưới cây đều đặn mỗi 2 lần/ngày vào mỗi buổi sáng sớm và chiều tối để giúp cây có đủ độ ẩm cần thiết nhằm sinh trưởng tốt hơn. Vào thời tiết mùa hè thì bạn có thể gia tăng số lần tưới trong ngày, khi vào mùa đông thì giảm bớt số lần tưới xuống.
3. Bón phân
Hãy bón phân hữu cơ hoặc NPK cho cây vào giai đoạn đầu khi mới trồng và định kỳ theo từng thời điểm. Cứ 3-4 tuần lại tiến hành bón thúc một lần để khiến cây thêm xanh tốt và khỏe mạnh hơn.
4. Cách cắt tỉa cây Hạnh Phúc
Hãy thường xuyên cắt tỉa cho cây, nhất là khi vào thời điểm cây thay lá, các lá cũ bắt đầu vàng và héo úa. Như vậy sẽ giúp cây có thể tập trung dinh dưỡng ra các lá mới xanh tốt và khỏe mạnh hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể tự mình cắt tỉa để tạo hình cho cây thêm đẹp mắt.
5. Phòng bệnh đốm lá cây Hạnh Phúc
Bạn hãy thường xuyên quan sát cây để phát hiện sớm tình trạng bệnh đốm lá xuất hiện. Khi đó bạn cần tiến hành phun thuốc trị bệnh đốm lá cho cây để giúp cây khỏe mạnh và hồi phục. Các loại thuốc này đều được bán rất phổ biến và dễ tìm, bạn hãy tuân theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm khi chăm sóc cho cây.
Cây Hạnh Phúc phát triển rất nhanh nếu được chăm sóc tốt
Cây Hạnh Phúc có ra hoa không?
Cây Hạnh Phúc mặc dù nhiều người trông thấy chúng ra lá thường xuyên và ít thấy cây ra hoa bao giờ. Nhưng thực tế thì loài cây này vẫn có khả năng ra hoa, hoa của chúng thường sẽ có màu trắng. Hoa của cây mọc thành từng chùm khá đẹp mắt và sẽ tàn chỉ sau một thời gian ngắn.
Sau khi kết thúc quá trình nở hoa, cây Hạnh Phúc sẽ tạo thành quả, quả của cây có hình dáng nhỏ nhắn trông như hạt đậu. Thường thì cây sẽ ra hoa và tạo quả trong điều kiện trồng ngoài thiên nhiên, còn nếu bạn trồng cây với mục đích trang trí trong nhà hoặc đặt trên bàn làm việc thì rất khó để cây có thể ra hoa.
Hoa của Cây Hạnh Phúc
Cây Hạnh Phúc hợp mệnh gì, hợp tuổi gì?
Cây Hạnh Phúc có màu xanh đậm bao phủ hoàn toàn bởi những tán lá rậm rạp. Đây là loài cây thích hợp với những người mang mệnh Mộc hoặc mệnh Kim. Những người mang hai cung mệnh này khi trồng cây Hạnh Phúc trong nhà sẽ giúp gia tăng vượng khí, cân bằng được năng lượng âm dương, bản thân sẽ luôn cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ và thoải mái. Nhờ đó sẽ giúp cuộc sống của bạn trở nên tuyệt vời hơn, mọi công việc sẽ cực kỳ thuận lợi, mang đến nhiều tài lộc và may mắn. Tuy vậy những cung mệnh khác vẫn có thể trồng được cây Hạnh Phúc mà không lo bị xung khắc gì. Do đó mà chúng rất được ưa chuộng làm cây cảnh phong thủy trong nhà.
Xem thêm: Tinh Trùng Nam Giới Có Tác Dụng Gì, Thực Hư Việc Đắp Mặt Nạ Tinh Trùng Tốt Cho Da
Vị trí đặt cây Hạnh Phúc ở trong nhà
Bạn hoàn toàn có thể đặt chậu cây Hạnh Phúc ở bất kỳ vị trí nào trong ngôi nhà của mình. Bởi vì đây là loại cây phong thủy phổ biến, hợp với nhiều người mà không gây ra những tác hại tiêu cực tới phong thủy như nhiều loại cây cảnh khác. Tuy vậy bạn vẫn cần đặt chậu cây Hạnh Phúc tại những nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên chiếu đến, nhưng cũng cần đảm bảo cây được che chắn đầy đủ. Bên cạnh việc đặt trong nhà, bạn cũng có thể đặt chậu cây trên bàn làm việc, ngoài ban công hoặc đặt ở trong văn phòng,…