Cà gai leo là một loại thảo dược quý có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về gan. Ngoài ra, loại cây này còn trị một số bệnh chảy máu chân răng, chữa phong thấp, say rượu, bệnh lậu. Do vậy, người sử dụng có rất nhiều thắc mắc: làm sao mà ta nhìn hình ảnh cây cà gai leo phân biệt thật hay giả? Tác dụng của chúng trong y học ra sao? Tại sao lại rất phổ biến trong cuộc sống hiện nay? Ở bài viết này, Thương Hảo sẽ giúp bạn đọc làm rõ toàn bộ.
Đang xem: Cà gai leo : công dụng là gì? cách sử dụng hiệu qủa
Giới thiệu về cây cà gai leo
Cây cà gai leo có tên khoa học là Solanum Procumbens Lour hoặc Solanum Hainanens. Hay chúng còn có tên gọi khác như cà vạnh, cà quánh, cà gai dây, cà quýnh. Trong cây cà gai leo có các thành phần hoá học như: flavonoid, các diosgenin, saponin steroid, acaloid solasodin và solasodinon, hoạt chất glycoalcaloid,…
Cây cà gai leo có tên khoa học là Solanum Procumbens Lour
Hình ảnh cây cà gai leo qua các giai đoạn
Cây cà gai leo là loại cây sống lâu năm, chúng được bắt nguồn từ hình dạng thân nhỏ có nhiều gai, thân leo có thể dài tới 6m hoặc hơn. Và cũng có trường hợp cây lâu năm thân hóa gỗ, nhằn, phân thành nhiều cành, trên cành phủ nhiều lông hình sao và có nhiều gai.
Lá có màu xanh mọc so le, hình trứng, bầu dục, trên mặt lá có chứa gai còn dưới có lông mềm màu trắng. Cây cà gai leo là cây mọc hoang từ miền Bắc đến miền Nam.Do vây, hình ảnh của cây cà gai leo rất dễ bị nhầm lẫn với cây cà dại. Cà dại là loại cây ít có giá trị về hỗ trợ điều trị bệnh mà chúng có chứa độc tố.
Cây cà gai leo khi còn non: thân mềm, cao 20-30cm, lá mọc đối xứng hình trứng. Hoa nhỏ, chúng thường mọc ở nách lá có màu tím nhạt. Quả mọng căng bóng, hình cầu, có màu đỏ khi chín. Đây là đặc điểm khá là quan trọng để nhận dạng cây cà gai leo bởi vì các cây cà dại thường có quả lớn hơn. Theo như thường lệ cây sẽ ra hoa khoảng tháng 4 đến tháng 5 còn ra quả khoảng tháng 7 đến tháng 9.
Nhận dạng cây cà gai leo
Cà gai leo có các đặc điểm hình dạng khác nhau tùy theo từng vùng miền. Chúng có đặc điểm chung là loại cây mọc hoang ở bờ sông, bờ rào, bờ đê và nơi đất bỏ trống ở các tỉnh từ miền Bắc đến miền Nam. Từ đó, ta có thể chia cây cà gai leo thành hai loại dựa vào đặc điểm của hoa.
Hoa của cây cà gai leo có hình sim ở kẽ lá, có màu đỏ khi quả chín căng mọng, hạt dẹt và có màu vàng. Người ta dựa vào đặc điểm hoa để phân loại cà gai leo:
Cà gai leo loại hoa trắng với dây nhỏ hơn, chúng thường được dùng để điều chế thành thuốc.Cà gai leo loại hoa tím với dây lớn hơn, chúng không phổ biến bằng cà gai leo loại hoa trắng và ít được sử dụng hơn. Ở một số tỉnh họ trồng loại này để làm hàng rào.
Cà gai leo giúp giải độc gan và chống viêm gan B
Phân biệt cây cà gai leo làm thuốc với cây cà gai leo dại
Cây cà gai leo là một loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe con người, chúng không chỉ hỗ trợ trong việc điều trị đau lưng, nhức mỏi, cảm cúm,… mà nó còn có công dụng rất đặc biệt đó là giúp điều trị các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, giải rượu,… Với công dụng thần kỳ như vậy, cà gai leo đã được biết đến nhiều và sử dụng phổ biến hơn. Tuy nhiên, chúng ta làm như thế nào để phân biệt cà gai leo làm thuốc với các loại cây cà dại khác để tránh nguy hiểm đến sức khoẻ con người.
Đặc điểm phân biệt cây cà gai leo làm thuốc
Cây cà gai leo là một cây loại dây leo cao từ 0,6- 1m, cành cây xòa rộng, phân thành nhiều nhánh, chúng có thể mọc lan sang cây khác hoặc bò xuống mặt đất. Phiến lá dài khoảng 3-4cm, rộng khoảng 2-3cm, mặt dưới của lá có lông mềm, hình sao màu trắng hoặc có màu tím, quả mọng có hình cầu, khi chín màu đỏ.
Phân biệt cây cà gai leo làm thuốc với cây cà dại
Nguyên nhân do cây cà gai leo với cây cà dại có hình dáng tương đối giống nhau nên nhiều người dễ bị nhầm lẫn trong cách nhận biết, sau đây là một số nhận biết giúp mọi người tránh nhầm lẫn:
Lá cây: Cây cà gai leo thường có lá nhỏ hơn, chiều dài lá thường chỉ từ 3-4cm. Còn cây cà dại thì có khi lên đến 5-10cm.Thân cây: Cây cà gai leo thấp hơn cây cà dại. Cây cà gai leo thân nhỏ, mọc xòa rộng, thường chỉ cao từ 0,6-1m. Còn cây cà dại thì thân cây mọc thẳng đứng, thường cao từ 2-3m.Quả: Quả cây cà dại có màu vàng, mặt nhẵn, có đường kính lớn từ 10-15mm trong khi đó cà gai leo chỉ từ 5-7mm.
Phân biệt cây cà gai leo với cây cà độc dược
Ngoài cây cà dại ra thì cây cà gai leo còn hay bị nhầm lẫn với cây cà độc dược, sau đây là một số nhận biết giúp chúng ta tránh nhầm lẫn.
▬ Cây cà độc dược nghe đến cái tên thôi cũng đủ biết mức độ nguy hiểm như thế nào. Đây là một loại cây có độc tính, có chiều cao khoảng 2m, sống hàng năm, phần gốc hóa gỗ, phần thân và cành non có màu xanh đục hoặc màu tím, có lông tương tự như cà gai leo. Hoa của chúng to giống như hoa rau muống, quả nhỏ tròn và có gai nhọn.
Xem thêm: Sự Phát Triển “Thần Tốc” Của Thị Trường Thực Phẩm Chức Năng Ở Việt Nam Sản Xuất
▬ Cây cà độc dược có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi ta sử dụng chúng. Khi ăn phải chúng sẽ có triệu chứng ngộ độc, bệnh nhân thường có các dấu hiệu như co giãn đồng tử, mắt mờ, tim đập nhanh, miệng, cổ khô hoặc có thể nặng hơn là ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương gây tử vong. Vì vậy, các bạn phải thật cẩn thận để tránh gây ra những hậu quả không lường trước được.
Những tác dụng tuyệt vời của cây cà gai leo
Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học, trong thành phần của cây cà gai leo có chứa hoạt chất glycoalcaloid, chất này có khả năng chống oxi hoá, làm giảm tác động của các bệnh về gan.
1. Cây cà gai leo giúp điều trị bệnh xơ gan
Cà gai leo có công dụng làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh gan như: đau tức hạ sườn phải, vàng da,… Ngoài ra, rễ cây cà gai leo còn dùng làm thuốc trị bệnh phong thấp, đau nhức răng, chảy máu chân răng, điều trị say rượu, giải rượu.
2. Cây cà gai leo giúp hạ men gan, mỡ máu, điều trị bệnh gout
Cà gai leo có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B, chúng kìm hãm sự phát triển của virus viêm gan B. Vì vậy chúng rất tốt cho những người mắc chứng men gan cao, huyết áp thấp. Đặc biệt cà gai leo còn có tác dụng đối với những người mắc bệnh xơ gan, u gan hoặc suy giảm chức năng gan do sử dụng quá nhiều bia rượu. Chúng giúp giải độc gan, đẩy các chất độc có trong thực phẩm bẩn ra ngoài cơ thể.
Cây cà gai leo giúp chữa bệnh tê thấp, đau lưng, nhức mỏiCây cà gai leo giúp giải rượu: giúp giải rượu, bảo vệ lá gan, phục hồi cơ thể nhanh chóng sau khi say rượuCây cà gai leo giúp chữa bệnh lậu
Cà gai leo Thương Hảo chắp cánh cùng sức khỏe Việt.
3. Cà gai leo chữa rắn cắn
Ngoài sử dụng thân và vỏ thì cà gai leo còn tận dụng được phần rễ rất tốt để sử dụng để chữa bệnh rắn cắn. Dùng khoảng 30 – 50 g rễ cà gai leo tươi sau đó rửa sạch, giã nhỏ mang hòa với 200 ml nước đun suôi đã để nguội (diệt trùng khuẩn). Sau đó chắt lấy nước cho người bị rắn cắn uống.
Sau đó, dùng 15 – 30 g cà gai leo sao vàng để sắc nước uống từ lần / ngày khoảng từ 3 ngày đến 5 ngày là khỏi hoàn toàn. Đây là một trong những bài thuốc được truyền miệng trong dân gian khá hiệu quả khi bị rắn cắn.
4. Trị phong thấp
Để trị phong thấp người ta thường điều chế bài thuốc từ rễ cà gai leo, rễ cỏ xước, vỏ chân chim, dâu mấu, rễ tầm xuân. Mỗi loại với liều lượng khoảng 20 gam sau đó sắc nước uống. Đây là một trong những bài thuốc dân gian khá hiệu quả để trị phong thấp cực kì hiệu quả. Bên cạnh đó, người bị phong thấp còn có thể sử dụng mướp đắng để nấu canh ăn để chữa bệnh nhưng với thời gian trị liệu lâu hơn.
5. Cà gai leo trị mụn
Mụn là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của giới trẻ hiện nay. Bên cạnh việc sử dụng các lội trình trị liệu đến từ các spa nổi tiếng thì việc sử dụng thuốc chiết xuất từ cà gai leo cũng là một phương pháp khá hiệu quả. Người ta sử dụng 30 g cà gai leo và 40 g thân, lá cây xạ đơn cho vào 1.5 lít nước. Sau đó tiến hành đun sôi hoặc để nhỏ lửa đến khi còn 1 lít nước thuốc. Sử dụng uống nhiêu lần trong ngày giúp thanh lọc cơ thể, gan giúp giảm thiểu mụn một cách đáng kể sau khi điều trị từ 1 – 3 tuần.
Xem thêm: Nguyên Nhân Tăng Huyết Áp Đột Ngột, Xử Trí Thế Nào? Nguyên Nhân Khiến Huyết Áp Tăng Đột Ngột
Những lưu ý khi sử dụng cây cà gai leo
Mặc dù cà gai leo có khá nhiều công dụng hữu ích. Tuy nhiên nếu người dùng không biết cách sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích, không đúng bệnh thì những tác dụng phụ là vô cùng lớn. Hơn nữa, nó còn có thể khiến thời gian chữa bệnh thêm kéo dài, gây ảnh hưởng đến việc chữa trị và trực tiếp đến đời sống của bệnh nhân mắc các bệnh lí liên quan. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà bạn cần nắm vững trước khi sử dụng cây cà gai leo:
Ta chỉ nên sử dụng với liều lượng vừa đủ, phù hợp cho việc điều trị bệnh.Cần cẩn trọng trong việc sử dụng khi người phụ nữ đang mang thai, nếu muốn sử dụng phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước.Không nên cho trẻ em dưới 6 tuổi sử dụng vì lúc này hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, cơ thể còn yếu, gan vẫn chưa hoàn thiện để hoàn thành các chức năng của mình.Phụ nữ trong thời kỳ đang cho con bú cũng không nên sử dụng, bởi vì có thể ảnh hưởng đến tuyến sữa, ảnh hưởng đến dưỡng chất mà bé được cung cấp từ mẹ.
Từ những thông tin trên các bạn cũng có thể phân biệt được hình ảnh cây cà gai leo đâu là thật đâu là giả, giúp chúng ta tránh nhầm lẫn giữa cây cà gai leo với các loại cây cà khác. Và hơn thế nữa chúng ta cũng có thể dễ dàng sử dụng mà không có một bất lo lắng nào bởi công dụng tuyệt vời của cà gai leo mang lại.