Khi thấy trẻ sơ sinh bị méo đầu, nhiều cha mẹ thường lo lắng chúng ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của con. Tuy nhiên, hiện tượng này không quá nghiêm trọng và hoàn toàn có thể khắc phục được bằng nhiều cách.
Đang xem: Làm sao để con không bị méo đầu?
Trẻ sơ sinh bị méo đầu do lực kéo đẩy khi mẹ sinh thường, trẻ sinh non, lượng nước ối… Một số cách giảm tình trạng này: cho bé nằm sấp, xoa nắn đầu… Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về tình trạng trẻ sơ sinh bị méo đầu.
Nguyên nhân bé bị méo đầu sau sinhBé bị méo đầu có tròn lại hay không?Vậy sau khi bé chào đời, mẹ nên làm gì để giúp đầu bé sớm trở lại tròn đẹp?
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị méo đầu
Khi con chào đời, các mẹ thường có nhiều cảm xúc đan xen. Vui, xúc động, hạnh phúc và cả ngạc nhiên nữa. Cơ thể bé sơ sinh không hoàn toàn “xinh đẹp” trong những ngày đầu tiên, đặc biệt là một số bé còn bị tình trạng méo đầu do nhiều nguyên nhân.
Nội dung liên quan
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời giúp con phát triển não bộ vượt trội
Trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi – Mẹ cần phải cẩn thận với chứng đột tử ở trẻ em
1. Bé sơ sinh bị méo đầu vì lực kéo đẩy khi mẹ sinh thường
Trong quá trình mẹ rặn đẻ, phần đầu con sẽ tự điều chỉnh sao cho mềm đi. Điều này giúp thích nghi với quá trình rặn đẻ của tử cung, nhờ đó mà con chui ra dễ dàng hơn.
Một nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng méo đầu ở trẻ sơ sinh là mẹ sinh thường nếu phải rặn quá nhiều và quá lâu cũng dễ khiến đầu bé bị dài hoặc móp sang một bên nào đó.
2. Trẻ sinh non cũng dễ bị bẹp đầu
Các bé sinh thiếu tháng, kể cả là phương pháp sinh mổ cũng sẽ có hiện tượng này. Đầu bé dường như không đều đặn và bị lệch về một bên. Điều này là do vùng đầu con chưa thực sự hoàn thiện và thường mềm hơn so với các bé sinh đủ tháng.
3. Lượng nước ối
Bọc nước ối giúp thai nhi được bảo vệ khỏi những nguy hiểm bên ngoài bụng mẹ. Đồng thời, khi mẹ bước vào thời điểm sinh bé, nước ối có tác dụng giảm thiểu lực tác động lên đầu bé. Nhờ vậy mà đầu bé được chui ra an toàn và nguyên vẹn.
Bé sơ sinh bị méo đầu do nhiều nguyên nhân
4. Bé sinh đôi thường bị méo đầu
Khi ở trong bụng mẹ, các thai nhi thường có sự phân chia chỗ nằm của mình. Con càng lớn, bụng mẹ càng trở nên chật hẹp với các bé. Trong quá trình di chuyển, xoay trở vị trí, đầu các con có thể va chạm vào nhau, khiến bé sinh đôi hay bị méo đầu.
Bé bị méo đầu có tròn lại hay không?
Khi thấy trẻ bị bẹp đầu, nhiều cha mẹ thường lo lắng chúng ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của con. Thực tế thì trẻ bị bẹp đầu có ảnh hưởng gì không? Hiện tượng này không quá nghiêm trọng vì:
Đa số các trường hợp bé bị méo đầu đều không ảnh hưởng đến sự phát triển sau này, có thể trở lại trạng thái bình thường khi được điều chỉnh tư thế nằm hợp lý.Đặc biệt là giai đoạn 6 – 8 tháng tuổi, bé sẽ không nằm nhiều nên hộp sọ sẽ dần thay đổi và tròn hơn.Tuy nhiên, nếu mẹ phát hiện đầu trẻ có triệu chứng lạ, to bất thường thì nên đưa bé đi khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra và chẩn đoán chính xác về bệnh, sau đó đưa ra phương pháp khắc phục an toàn, giúp bé phát triển khỏe mạnh.
Xem thêm: Nháy Mắt Phải Báo Hiệu Điều Gì, Mắt Phải Giật Hay Nháy Điềm Gì
Vậy sau khi bé chào đời, mẹ nên làm gì để giúp đầu bé sớm trở lại tròn đẹp?
1. Không để bé nằm lâu 1 bên
Xương sọ bé sơ sinh rất mềm, con phải mất đến 6 tuần thì đầu mới trở nên cứng cáp. Vì thế nếu muốn đầu bé đẹp thì mẹ cần điều chỉnh tư thế nằm cho con trong 0-6 tuần đầu. Khi cho con nằm chơi hoặc ngủ mẹ cần lưu ý:
Không cần thiết sử dụng gối cho bé sơ sinh mà chỉ cần để một chiếc khăn xô lót xuống dưới đầu con.Sau đó cho bé nằm nghiêng xen kẽ trái phải. Nếu sợ bé lại nằm ngửa ra thì mẹ có thể để một chiếc gối chặn sau lưng con.
Để tránh cho bé sơ sinh bị méo đầu, mẹ cần cho bé nằm nghiêng trái, phải xen kẽ
2. Thu hút sự chú ý của bé
Từ tháng thứ 2 trở đi, những lúc bé nằm trong nôi hay trên giường, mẹ có thể sử dụng các đồ chơi có âm thanh, tiếng động để khuyến khích bé xoay đầu về nhiều phía. Chuông treo cũi, lục lạc hay bóng vải có tiếng nhạc sẽ giúp bé vừa tập cầm nắm lại kích thích phát triển của cơ cổ và đầu được tốt hơn. Đây là mẹo chữa méo đầu cho trẻ sơ sinh giúp đầu con tròn đẹp, cải thiện tình trạng méo đầu.
3. Cho bé nằm sấp
Ngay từ lúc bé chào đời, những lúc con tỉnh táo và đã được ợ hơi (thường là khoảng thời gian sau khi bé ăn sữa xong), mẹ nhớ cho bé tập nằm sấp thường xuyên trong ngày. Tập từ ít đến nhiều, tùy theo khả năng của bé. Động tác nằm sấp giúp con nhanh cứng cổ mà lại không lo bé bị méo đầu.Mẹ lưu ý: Không cho con nằm sấp khi ngủ để tránh bé bị ngạt thở.
Thay đổi tư thế bú sẽ gúp bé sơ sinh bị méo đầusớm tròn đẹp trở lại
Nội dung liên quan
5 lỗi sai tày đình khi chăm sóc bé sơ sinh theo tổng kết từ bác sĩ nhi
Giúp bé sơ sinh không còn khó chịu vì ho và nghẹt mũi bằng phương pháp mát xa
4. Thay đổi tư thế cho con bú
Đây là cách làm giảm tình trạng trẻ sơ sinh bị móp đầu. Một số mẹ chưa có kinh nghiệm sẽ chỉ cho bé bú bên mình thuận hoặc cảm giác là “con sẽ bú nhiều hơn”. Điều này hoàn toàn không có lợi cho bé sơ sinh. Con cần được đổi bên để kích thích tuyến sữa 2 bên vú hoạt động đồng đều. Ngoài ra đầu con cũng không bị nghiêng về một phía quá lâu. Nhờ đó đầu bé sẽ nhanh tròn hơn.
5. Xoa nắn đầu cho em bé sơ sinh bị méo đầu
Trong tháng đầu tiên, khi hộp sọ bé còn mềm thì các cách như đặt bé nằm nghiêng, tập nằm sấp sẽ giúp con đầu tròn đẹp dễ dàng. Từ các tháng sau đó trở đi, đặc biệt là khi con đã 5-6 tháng mà mẹ mới áp dụng sửa đầu cho bé thì hầu như sẽ không hiệu quả nữa.Lúc này, mẹ có thể tham khảo cách xoa nắn đầu cho bé tại khoa vật lý trị liệu của các bệnh viện nhi. Tốt nhất là mẹ nên cho bé đi khám để bác sĩ tư vấn cũng như thực hiện trị liệu phù hợp.
6. Sử dụng mũ chỉnh đầu tròn
Đây là cách mà nhiều mẹ phương Tây sử dụng để giảm việc em trẻ sơ sinh bị méo đầu khá nhiều. Mũ này được thiết kế như một loại mũ bảo hiểm chuyên dụng cho bé sơ sinh từ 6 tháng trở lên. Tuy vậy cách này có thể gây khó chịu cho một số bé.
Tạm kết
Trẻ sơ sinh bị méo đầu hầu hết là hiện tượng sinh lý không nguy hiểm đến sức khỏe và hoàn toàn có thể khắc phục được theo thời gian bằng các cách trên. Khi thấy trẻ sinh ra bị méo đầu, ba mẹ do vậy không cần quá lo lắng. Trong vài tháng đầu sau sinh, việc giữ tư thế đầu và cổ thích hợp sẽ giúp phân bổ đều lực tác động lên sọ não trẻ, giúp đầu bé tròn hơn.
Xem thêm: Nữ Giới ” Tự Sướng Ở Nữ Giới Như Thế Nào, Lợi Ích Và Tác Hại
Trong 1 số trường hợp bất thường hoặc nếu ba mẹ lo lắng về hình dạng đầu trẻ, tốt nhất là nên đưa trẻ đến cơ sở y tế. Tại đây bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám và có kết luận chính xác về tình trạng của trẻ, từ đó đưa ra phác đồ điều trị nếu có như vật lý trị liệu hay phẫu thuật tách xương sọ… cho trẻ.
Vào ngay Fanpage của namlimquangnam.net Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng namlimquangnam.net trên IOS hay Android ngay!