Cẩm nang phật thủ: Giới thiệu về cây phật thủ, ý nghĩa của quả phật thủ trong ngày tết, sự tích cây phật thủ, sâu bệnh hại, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây phật thủ…
Danh pháp 3 phần:Citrus medicavar.sarcodactylus
Họ phụ: cam quýt (Auntoideae)
Chi phụ: cam quýt chanh bưởi (Citrus
Loài: chanh yên (Medica)
Phật thủ nguyên sản ở vùng ấn Độ nhiệt đới châu Á. Nếu được tỉa cành, hái ngọn, chăm sóc Phật thủ sẽ thành một loại quả cảnh xanh đẹp. Cây Phật thủ yêu cầu nhiệt độ khá cao, ánh sáng đầy đủ, thông gió, đất hơi chua pha cát nhiều bùn.
Đang xem: ý nghĩa quả phật thủ và cách chọn quả phật thủ ngày tết
Ý nghĩa tâm linh của quả Phật thủ
Đối với người Á Đông, quả Phật thủ tượng trưng cho sự may mắn, cát tường, là lễ vật quý báu và linh thiêng để cúng dâng Phật, gia tiên, thần thánh trong những dịp lễ Tết.
Trái Phật thủ có hình dáng độc đáo, kì lạ mà không ở một loại quả nào có được. Phật thủ giống như một bàn tay với rất nhiều ngón tay thuôn dài và vì vậy được ví như bàn tay của Phật. Theo truyền thuyết Trung Quốc xưa, quả Phật thủ là hiện thân của bàn tay công chúa Diệu Thiện, con gái của vua Diệu Trang Vương. Công chúa đã dùng chính hai con mắt và hai cánh tay của mình để làm thuốc chữa bệnh cho vua cha. Về sau trong nồi thuốc còn sót lại một bàn tay của công chúa, thái y liền mang ra vườn và từ bàn tay đó mọc lên cây Phật thủ.
Quả Phật thủ – loại quả không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên các dịp lễ, Tết
Quả Phật thủ có màu vàng ngà, mùi hương thơm ngát và luôn được bày trang trọng ở giữa mâm ngũ quả như hội tụ mọi tinh hoa, phước lành đem lại nhiều điều may mắn đến cho mọi người.
Mô tả sơ bộ về cây Phật thủ
– Thân, cành: Cây Phật thủ thuộc loại thân gỗ, dạng bán bụi; cây cao khoảng 1 – 2,5m, phân cành nhiều, cành mềm, mọc ngang là trên mặt đất, từ gốc đến ngọn; trên thân có nhiều gai ngắn, nhọn.
Cây Phật thủ
– Rễ: Phật thủ có bộ rễ chùm, rễ chỉ ăn sâu từ 40-50cm, vì vậy khi chọn đất trồng chú ý chọn loại đất cát pha giàu dinh dưỡng, khả năng thoát nước tốt.
– Lá: Lá Phật thủ hình trứng hay hình O-van to trung bình (khoảng 5 – 10cm), mép lá có nhiều răng cưa nhỏ, không có eo lá; Lá non có màu tím hồng (màu của sắc tố antoxian ); mặt phiến lá có nhiều túi tinh dầu nhỏ, có mùi thơm đặc trưng.
Lá cây Phật thủ
Phật thủ dễ bị rụng lá, nếu sớm rụng hơn một nửa, sẽ gây ảnh hưởng rõ rệt đến tác dụng quang hợp, ảnh hưởng đến ra hoa kết quả, giữ được lá là giữ được quả.
Biện pháp giữ lá là phải kịp thời tỉa bớt chồi ngọn; chồi mùa thu chỉ để lại một ít ngọn để năm sau cho quả, còn lại phải cắt hết.
– Hoa: CâyPhật thủđặc tính bao gồm cả hai hoa đơn và lưỡng tính. Hoa Phật thủ mọc thành từng chùm, 5 cánh màu trắng hoặc màu tím, cuống hoa, bầu nhụy, chỉ nhị, cánh hoa có nhiều túi dầu tinh nhỏ có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Hoa cái thường có nụ ngắn khỏe khoắn, hoa đực thường có nụ dài trông yếu ớt hơn, hoa đơn tính hoặc hoa đực thường không có phấn hoa, hoặc không có noãn, có giống bị bất dục đực cả 2, nuốm nhụy thường không có Necta để giúp cho hạt phấn nảy mầm. Vì vậy hoa Phật thủ rất nhiều, nhưng khả năng đậu quả rất thấp. Một cây Phật thủ có thể có hàng vài chục nghìn hoa, nhưng chỉ đậu được 6-8 quả. Hoa đơn tính hoặc hoa đực thường không đỗ nhưng có thể được chọn và sấy khô để làm thuốc hoặc trà.
Xem thêm: Trường Đại Học Y Tế Kỹ Thuật Hải Dương : Hàng Trăm Cán Bộ, Trường Đại Học Kỹ Thuật Y Tế Hải Dương
Hoa Phật thủ
Hàng năm tháng 3 Phật thủ bắt đầu ra hoa, đậu quả vào mùa thu. Nói chung tháng 3 – 4 Phật thủ ra hoa đực rất ít quả, nếu để lấy quả đợt này, quả sẽ kém, méo mó. Hoa tháng 5 mặc dù nhiều những vẫn là hoa đực, tỷ lệ cho quả không cao, quả nhỏ, chín sớm dễ rụng; tháng 6 – 7 hoa thưa, nhưng hoa cái nhiều, tỷ lệ cho quả cao, Phật thủ to, bóng, màu đẹp. Trước lập thu hoa không nhiều nhưng tỷ lê hoa cao, quả to. Sau lập thu do thời gian sinh trưởng dài, dáng quả xấu. Từ đó ta có thể thấy thời kỳ giữ hoa lấy quả nên vào tháng 6 đến lập thu là tốt nhất.
– Trái (quả): Quả Phật thủ có hình tay phật, có thể có từ 11- 22 “ngón”, là những tâm bì, hay còn gọi là tử phòng – là những múi quả ở các loài cam quýt khác. Có giống “các ngón” bố trí giống hình tay phật xòe ra, có giống có hình bàn tay phật nắm lại. Quả Phật thủ có thể to như quả bưởi, nhưng cũng có giống nhiều quả thì quả nhỏ giống như hình bàn tay vàng của tượng phật. Ruột quả Phật thủ không có múi, và thịt quả chỉ chứa đầy một chất trắng xốp gọi là Albedor, thành phần gồm nước, đường, vitamin và các chất khoáng. Trái khi nhỏ có màu xanh đậm, trái trưởng thành màu vàng chanh, khi chín có màu vàng tươi, vỏ dày có chứa nhiều túi dầu tinh thơm và dễ bảo quản.
Trái (quả) Phật thủ
Hoa trái ra vào mùa xuân là chính vụ và trái chín vào cuối mùa hè, từ khi đậu trái đến khi chín khoảng 4~5 tháng. Ngoài ra vụ nghịch là làm cây ra hoa dịp tháng 6 hoặc tháng 7 và chín vào dịp cuối năm. Với vụ thuận mùa xuân trái thường có ngón tay dài, ngón to và thưa ngón hơn khác với vụ nghịch trái thường nhiều ngón, ngón nhỏ có hình dạng giống như một bông hoa cúc.Nhưng nếu cho ra hoa quá muộn, vỏ quả có thể vẫn còn màu xanh khi tết đến xuân về. Vỏ quả cũng có thể xẫm màu hơn nếu ra hoa kết quả vào vụ xuận sớm. Tùy theo từng vùng miền mà có thể điều khiển cho ra hoa và đậu quả vào một thời điểm thích hợp trong năm.
Yêu cầu ngoại cảnh của cây Phật thủ
– Nhiệt độ, độ ẩm: Phật thủ không chịu rét. Nhiệt độ thích hợp là 22oC. Lượng nước tưới phải căn cứ vào mùa, khi nhiệt độ thấp 3 – 4 ngày tưới 1 lần. Mùa hè nhiệt độ cao, lượng nước được bốc hơi nhiều mỗi ngày tưới 1 lần, không tưới nước vào buổi trưa, cần chú ý tưới mặt đất để giảm nhiệt độ, mùa mưa phùn cần chú ý thoát nước. Khi không khí khô có thể tạo vào chậu và khu vực xung quanh, để giữ ẩm. Mùa đông phải khống chế lượng tưới nước, giữ cho chậu ẩm vừa, nếu phát hiện đất chậu khô nên chia ra nhiều lần tưới lượng tưới ít không nên tưới qua đẫm nước. Vào mùa đông cây Phật thủ không ưa nhiệt độ quá cao, không nên để gió lạnh thổi vào cây.
– Ánh sáng: Phật thủ ưa sáng, nên phải để dưới ánh sáng trực xạ.
– Yêu cầu về đất đai: Phật thủ ưa đất chua pH 5,5 – 6,5. Những vùng đất chua có thể trộn thêm xỉ lò, tưới nước để giảm thành phần kiềm. Ngoài ra còn có thể tưới thêm FeSO4 để thay đổi trị số pH của đất. Cây Phật thủ ưa đất pha cát màu mỡ, nếu là đất màu thì bắt buộc phải pha thêm cát cây mới sống được.
Cây chỉ có tuổi thọ tối đa 5 – 6 năm do đất trồng Phật thủ sau thời này thường bị “đắng”, người trồng Phật thủ phải chuyển sang vùng đất khác, đất đã trồng Phật thủ phải cải tạo bằng việc tồng cây họ đậu khoảng 5 năm mới có thể quay lại trồng. Người trồng Phật thủ luôn trồng và chăm sóc gối vụ trên vùng đất mới khi vườn Phật thủ được 2 năm.
Giá trị của cây Phật thủ
Trồng cây Phật thủ góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập cho người dân. Phật thủ là một loại cây đặc biệt, bởi ngoài giá trị kinh tế, còn mang ý nghĩa tâm linh, mang lại an lành, phúc lộc cho mọi nhà.
Cây, lá, quả Phật thủ đều có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau: Quả dùng để trang trí, làm mứt, trưng bày cất tinh dầu để dùng trong công nghiệp mỹ phẩm và thực phẩm, hương liệu cho thuốc lá cao cấp, hương liệu chè và nước hoa. Quả, rễ cây được dùng trong các bài thuốc dân gian từ thời rất xa xưa cho đến ngày nay ở cả phương Tây và phương Đông, nhất là các nước châu Á: Trung quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
Theo Đông y, Phật thủ vị cay, đắng, chua, tính ấm, có tác dụng điều hòa khí và trung tiêu, thư can, chống nôn, thường được dùng điều trị các chứng can vị không điều hòa, khí trệ, dạ dày đau, khó chịu trong ngực bụng, kém ăn, nôn mửa…
Trong lâm sàng, Đông y thường dùng Phật thủ phối hợp với thanh bì, xuyến luyện tử để chữa can khí uất kết dẫn đến đau vùng dạ dày; phối hợp với trúc như, hoàng cầm trị nôn mửa khi thai nghén; phối hợp với giáng hương, trầm hương, kê nội kim chữa chứng nôn ợ, làm dễ tiêu, điều hòa chức năng dạ dày…
Y học hiện đại qua nghiên cứu đã cho thấy, Phật thủ chứa nhiều vitamin C, đường, a-xit hữu cơ, dầu chanh, glu-cô-xít, dùng làm thuốc thơm điều hòa khí, bồi bổ dạ dày, có công hiệu giảm đau, hòa khí, làm dễ tiêu, tan đờm, khỏe tì vị, giảm ho, giúp dễ chịu trong ngực, chữa nôn, giã rượu… Ngoài ra, hoa Phật thủ cũng là vị thuốc Đông y rất tốt, tính ấm, vị hơi đắng, có tác dụng lợi tì vị, trị nôn và các chứng bệnh như quả Phật thủ.