Phần lớn mọi người quan niệm rằng tay chân miệng là bệnh của trẻ em. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều người lớn cũng mắc tay chân miệng. Những triệu chứng về bệnh chân tay miệng ở người lớn khó phát hiện hơn trẻ em. Không những thế bệnh còn có thể gây những biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, mọi người cần hiểu rõ về bệnh để kịp thời phát hiện và xử lý đúng cách.

Đang xem: Tay chân miệng có lây cho người lớn

*

Hình ảnh tay chân miệng ở người lớn

Mục lục bài viết

II. Biến chứng bệnh tay chân miệng ở người lớnV. Nguyên tắc điều trị tay chân miệng ở người lớnVI. Một số câu hỏi thường gặp trong tay chân miệng ở người lớn

I. Tay chân miệng ở người lớn có triệu chứng gì?

Những dấu hiệu sớm của bệnh tay chân miệng người lớn bao gồm các triệu chứng sau: Ho, sốt, sổ mũi, mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy, đau họng, đau nhức cơ, ăn uống không ngon,…

Cần đặc biệt chú ý vào các triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng để phân biệt với các bệnh khác, đó là:

Phát ban dạng phỏng nước: Là những tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng như lưỡi, nướu, bên trong má và lòng bàn tay, lòng bàn chân, hoặc thậm chí xuất hiện cả ở mông, gối. Phỏng nước có thể tự hết trong vòng 7 ngày sau đó có thể để lại vết thâm hoặc không.Loét miệng: Vết loét đỏ hay phỏng nước có đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi gây đau.

Theo giới chuyên môn, triệu chứng tay chân miệng ở người lớn thường khó nhận biết hơn so với trẻ em. Chính vì vậy cộng thêm tâm lý chủ quan, người lớn nhiễm tay chân miệng có thể vô tình trở thành nguồn lây cho con cái và các thành viên còn lại trong gia đình.

*

Các vết phỏng nước trong tay chân miệng ở người lớn

II. Biến chứng bệnh tay chân miệng ở người lớn

1. Biến chứng thần kinh

Tay chân miệng nếu không chăm sóc và xử lý đúng cách có thể dẫn tới những biến chứng thần kinh nghiêm trọng như: viêm não, viêm thân não, viêm não tủy. Biến chứng này có thể nhận biết thông qua các biểu hiện: co giật, hôn mê, yếu chi, ngủ gà, bứt rứt, …

Bệnh nhân với các biểu hiện trên cần đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để theo dõi và can thiệp kịp thời.

2. Biến chứng trên hệ tim mạch, hô hấp

Trong một số trường hợp bệnh còn gây ra các biến chứng về hô hấp, tim mạch như viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy tim mạch.

Biến chứng này đặc biệt nguy hiểm vì có thể gây tử vong.

Dấu hiệu nhận biết là các biểu hiện: Mạch nhanh, vã mồ hôi, chi lạnh, khó thở, tím tái. Biến chứng này thường chuyển biến xấu rất nhanh, cần đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu tích cực.

Các biến chứng của bệnh tay chân miệng ở người lớn đều rất nghiêm trọng, có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng. Chính vì vậy, để ngăn chặn và phòng ngừa các biến chứng của bệnh, cần chăm sóc và xử trí đúng cách ngay từ khi phát hiện. Bên cạnh đó, phải theo dõi thường xuyên và đến cơ sở y tế gần nhất trong trường hợp xuất hiện biến chứng.

III. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở người lớn

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm gây nên bởi các loại vi rút đường ruột. Trong đó thường gặp nhất là vi rút EV71 và coxsackie A16. Đặc biệt, vi rút EV71 có thể gây các biến chứng nặng và tử vong.

Thời gian qua, bùng phát các đợt dịch chân tay miệng do một chủng mới có tên CV A6. Chủng mới này có khả năng gây bệnh trên cả trẻ em và đặc biệt là trên người trưởng thành. Điều này làm gia tăng số ca mắc tay chân miệng ở người lớn. Bệnh xuất hiện với dấu hiệu đặc trưng vẫn là những tổn thương quanh miệng, lòng bàn tay cũng như các vết ban ở bụng và lưng.

*

Enterovirus 71 – một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng

IV. Các con đường lây nhiễm tay chân miệng ở người lớn

Tay chân miệng ở người lớn lây nhiễm chủ yếu qua đường tiêu hoá. Bệnh lây trực tiếp từ người sang người và có thể bùng phát thành dịch. Bảy ngày đầu là thời gian dễ lây nhiễm nhất của bệnh. Con đường lây nhiễm chủ yếu là:

Lây nhiễm thông qua đường tiêu hóa khi ăn uống chungTiếp xúc với chất dịch từ trong phỏng nước hoặc phân của trẻ bị tay chân miệngĐường hô hấp qua hoạt động ho, hắt hơi của người bị bệnh

V. Nguyên tắc điều trị tay chân miệng ở người lớn

Chân tay miệng ở mọi lứa tuổi hay ở người lớn đều chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng có các nguyên tắc điều trị hỗ trợ cần tuân thủ như:

1. Hạ sốt

Khi có dấu hiệu sốt (>38°C), bạn cần hạ sốt bằng Paracetamol 500mg 1-2 viên/lần. Nếu cơn sốt không giảm, có thể dùng thuốc mỗi 4-6 giờ và không dùng quá 4g/ngày.

2. Giảm ngứa (nếu có)

Những nốt phát ban dạng phỏng nước trong tay chân miệng ở trẻ em thường ít gây ngứa, trong khi đó ở người lớn có thể gây ngứa nhiều hơn. Bạn có thể sử dụng kem chống ngứa, chẳng hạn như calamine hoặc sử dụng một số thuốc chống dị ứng để giảm bớt khó chịu.

Tuy nhiên, trường hợp các nốt phỏng nước gây ngứa có thể do một dấu hiệu bệnh lý khác hoặc có thể những vết loét trên da đã bị nhiễm trùng. Vì vậy trong trường hợp này, bạn nên tới các cơ sở y tế gần nhất xác định chính xác bệnh để có hướng điều trị phù hợp.

3. Chăm sóc vết loét, phát ban

Các vết loét trong tay chân miệng ở người lớn có thể gây nên những đau đớn, gây chán ăn, mệt mỏi, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Kháng sinh chỉ có tác dụng trên vi khuẩn. Chính vì vậy, việc sử dụng kháng sinh cho các vết loét trong tay chân miệng tỏ ra kém hiệu quả và dễ dẫn tới tình trạng lạm dụng kháng sinh (Trừ trường hợp bội nhiễm).

Giải pháp tối ưu trong chăm sóc vết loét, phát ban là sát khuẩn vết thương hàng ngày. Biện pháp này vừa để ngăn ngừa quá trình gây loét của vi rút, vừa phòng ngừa khả năng bị bội nhiễm gây tổn thương nghiêm trọng.

Xem thêm: Top 8 Thuốc Trị Sẹo Chiết Xuất Từ Hành Tây Tự Làm Tại Nhà, Contractubex Thuốc Bôi Điều Trị Sẹo Của Đức

Tiêu chí lựa chọn của một dung dịch sát khuẩn cho tình trạng chân tay miệng ở người lớn là:

Phổ kháng khuẩn rộng, hiệu lực kháng khuẩn cao để tránh bội nhiễmKhông đau xót khi vệ sinhAn toànCó thể dùng để vệ sinh các vết loét trong khoang miệngKhông phải là kháng sinh, tránh tình trạng lạm dụng kháng sinhMột số sản phẩm sát khuẩn thông dụng thường dùng cho tay chân miệng ở người lớn3.1. Dung dịch Xanh methylen

*

Thành phần: Xanh Methylen 1%

Cách dùng: Thấm dung dịch vào tăm bông, chấm lên các vết phỏng nước

Ưu điểm:

Không gây xótLà thuốc bôi phổ biến, thông dụng trong tay chân miệng ở trẻRẻ tiềnTương đối an toàn nếu dùng ngắn ngày

Nhược điểm:

Hiệu lực kháng khuẩn kémBám màu, làm bẩn quần áo, chân tayMàu xanh khi bôi lên phỏng nước có thể gây khó khăn cho việc theo dõi tiến triển của tổn thương daKhông thể dùng để súc miệng3.2. Gel bôi miệng Zytee

*

Thành phần: Choline salicylate 9 %, Benzalkonium chloride 0.02 %

Cách dùng: Bôi lên vết loét trong khoang miệng

Ưu điểm:

Choline salicylate giúp giảm đau mạnh, có tác dụng nhanh, giúp giảm đau vết loét trong khoang miệngBenzalkonium chloride có phổ tác dụng khá rộng, tránh tình trạng vết loét bị bội nhiễm.

Nhược điểm: Do trong thuốc bôi có thành phần Benzalkonium nên

Có thể gây kích ứng: phát ban, nổi mẩn, ngứa rát.3.3. Dung dịch namlimquangnam.net kháng khuẩn

*

Dung dịch kháng khuẩn namlimquangnam.net

Cách dùng:

Đối với vết loét trong khoang miệng: Thấm hoặc xịt dung dịch namlimquangnam.net vào gạc rơ lưỡi, lau nhẹ nhàng để vệ sinh cho trẻ.Đối với phỏng nước, loét ngoài cơ thể: Xịt trực tiếp hoặc dùng bông tẩm dung dịch lau nhẹ nhàng để vệ sinh.

Ưu điểm:

Hiệu lực kháng khuẩn mạnh, đã được kiểm chứng tại trung tâm Quatest 1 – Bộ Khoa học công nghệĐược kiểm chứng an toàn, không gây kích ứng da tại trường Đại học Y Hà NộiSử dụng để vệ sinh được cả các vết loét ở tay chân hay trong khoang miệngKhông gây đau xótKhông bám màuKhông phải là kháng sinh, tránh tình trạng vi khuẩn kháng thuốc

Nhược điểm: Mùi chloride đặc trưng

namlimquangnam.net đã được thử nghiệm Quatest 1 bởi Bộ Khoa học công nghệ và cho kết quả đạt hiệu suất tiêu diệu tới 100% chỉ trong vòng 30 GIÂY. Hiệu quả với tất cả các chủng vi sinh vật: Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, E. coli, Salmonella, Listeria monocytogenes, Enterococcus faecalis, Shigella, Candida albicans, Aspergillus niger.

Với khả năng sát khuẩn mạnh mẽ, namlimquangnam.net sẽ đảm bảo các vết loét, phát ban được sạch sẽ, tránh tình trạng bội nhiễm.

Kết hợp với kem bôi namlimquangnam.net Nano bạc sẽ giúp gia tăng hiệu lực kháng khuẩn, mặc khác còn giúp tái tạo phục hồi vết loét, tránh để lại sẹo.

*

4. Bổ sung dinh dưỡng

Chân tay miệng ở người trưởng thành do vi rút gây ra, nên việc bổ sung dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng của cơ thể là thực sự cần thiết.

Vì vậy, cần bổ sung cho cơ thể nhiều vitamin C có trong rau xanh, bắp cải, đu đủ,… kèm theo sử dụng nhiều loại thực phẩm có chứa kẽm như thịt, trứng, sữa, các loại hạt. Từ đó giúp cơ thể tăng sức đề kháng, mau chóng phục hồi.

5. Theo dõi biến chứng (nếu có)

Cần phải theo dõi thường xuyên và phát hiện bất cứ dấu hiệu nào gợi ý tới biến chứng của bệnh như: sốt cao kéo dài (> 2 ngày), hôn mê, co giật, nôn nhiều,… Khi đó cần đưa ngay bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để can thiệp kịp thời.

VI. Một số câu hỏi thường gặp trong tay chân miệng ở người lớn

1. Tại sao người lớn lại là đối tượng ít bị tay chân miệng hơn trẻ em?

Do hệ miễn dịch của người trưởng thành đã hoàn thiện và có khả năng đề kháng chống lại vi rút tốt hơn trẻ em.Người lớn có khả năng và ý thức vệ sinh, phòng bệnh tốt hơn ở trẻ nhỏ. Các bé (đặc biệt dưới 5 tuổi) chưa nhận thức được vấn đề vệ sinh, hay tiếp xúc với các đồ vật, ngậm ngón tay nên làm gia tăng tỷ lệ nhiễm bệnh.

2. Tay chân miệng người lớn thường gặp trên đối tượng nào?

Những người có hệ miễn dịch suy giảm, không đủ sức đề kháng với vi rút.Những người chăm sóc trẻ em bị tay chân miệng không đảm bảo các nguyên tắc an toàn vệ sinh khi tiếp xúc.

3. Người lớn bị tay chân miệng, cần kiêng ăn gì?

Bạn không nên ăn thức ăn chua, mặn hoặc cay do các vết loét trong miệng sẽ bị đau hơn, thậm chí khó lành.Nên tránh những thức ăn rắn, khiến bạn phải nhai nhiều.

*

Đồ ăn cay nóng là thức ăn cần kiêng trong tay chân miệng ở người lớn

4. Tay chân miệng người lớn có cần kiêng nước, kiêng gió không?

Nhiều người cho rằng bị chân tay miệng phải kiêng gió, kiêng nước. Tuy nhiên 2 điều này đều chưa có cơ sở khoa học. Mặt khác, việc tắm và vệ sinh cơ thể thường sẽ ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.

5. Người lớn mắc tay chân miệng bao lâu thì khỏi?

Thông thường bệnh sẽ khỏi sau 7–10 ngày

6. Tay chân miệng tắm lá gì?

Mọi người thường tắm bằng nước của một số loại lá có tính sát khuẩn nhẹ như lá chè, chân vịt, tinh dầu chanh, … Tuy nhiên hiệu quả thực sự chưa được kiểm chứng rõ ràng. Bạn chỉ cần tắm rửa bằng xà phòng và nước sạch. Hiệu quả nhất là bạn sử dụng dung dịch kháng khuẩn namlimquangnam.net để lau cơ thể nơi có vết phỏng nước, vết loét. Đồng thời, quần áo nên được ngâm giặt bằng dung dịch sát khuẩn Cloramin B 2%.

7. Tay chân miệng có để lại sẹo không?

Câu trả lời là không. Các phỏng nước sẽ biến mất sau 5- 7 ngày, chỉ để lại những vết thâm nhẹ hoặc không. Tuy nhiên ở các vết phỏng nước xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn, khi đó chúng sẽ để lại vết sẹo trên da gây mất thẩm mỹ.

8. Bệnh tay chân miệng có tái nhiễm không?

Tay chân miệng người lớn sau khi khỏi bệnh sẽ tạo ra kháng thể đặc hiệu chống lại vi rút, tuy nhiên bạn vẫn có thể nhiễm bệnh lại do một chủng vi rút khác gây nên.

Xem thêm: Sau Khi Quan Hệ Lần Đầu Bị Ra Máu, Quan Hệ Lần Đầu Ra Máu Có Mang Thai Không

VII. Phòng ngừa tay chân miệng ở người lớn

Tay chân miệng là một bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao, trực tiếp từ người sang người. Chính vì vậy cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm:

Không tiếp xúc với người khác nếu không thực sự cần thiết để tránh lây nhiễmKhông làm vỡ các phỏng nướcThường xuyên rửa tay bằng xà phòng nhất là sau khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệngGiặt quần áo, lau sàn nhà bằng các dung dịch sát khuẩn chlorineKhông dùng chung các vật dụng như muôi, chén, đĩa, thìa với người nhiễm bệnh

Tay chân miệng tuy hiếm gặp ở người lớn nhưng cần phát hiện sớm và xử lý đúng cách để tránh những biến chứng nguy hiểm. Để được tư vấn về bệnh tay chân miệng ở người lớn, bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ với hotline 1900 9482. Đội ngũ dược sỹ giàu kinh nghiệm sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc từ bạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *