Chân tay miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên người lớn vẫn có thể mắc phải. Vậy đặc điểm bệnh tay chân miệng ở người lớn như thế nào, đây là điều không phải ai cũng nắm được. Vậy hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết được những dấu hiệu của căn bệnh này ở người lớn.
Đang xem: Người lớn có bị chân tay miệng không
1. Nguyên nhân gây bệnh chân tay miệng ở người lớn
Trước khi đến với những đặc điểm bệnh chân tay miệng ở người lớn thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh chân tay miệng là căn bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa, do virus coxsackievirus A16 và enterovirus 71 gây ra. Bệnh này thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên người lớn vẫn có nguy cơ mắc bệnh này.
Nguyên nhân gây bệnh được xác định là do virus. Các loại virus gây bệnh chủ yếu là virus Coxsackie, Echo. Trong đó virus đường ruột type enterovirus 71 và coxsackie A16 là 2 loại thường gặp nhất. Đặc biệt nguy hiểm là virus enterovirus 71 vì nó có thể khiến người bệnh xảy ra những biến chứng nặng nề như viêm não, viêm màng não hoặc cơ tim bị tổn thương.
Bệnh chân tay miệng lây qua đường tiêu hóa, nếu người bệnh tiếp xúc với người lành thông thường cũng có khả năng gây bệnh. Bởi vì chỉ cần người bệnh ho, hắt hơi hoặc dịch tiết từ nốt phồng rộp sẽ lây lan sang người lành. Vì vậy để phòng tránh mắc bệnh tay chân miệng thì cách tốt nhất là bạn nên vệ sinh chân tay thật sạch sẽ với xà phòng sát khuẩn.
Bệnh chân tay miệng do virus gây ra, trong đó chủ yếu là virus Coxsackie, Echo
2. Một số đặc điểm bệnh tay chân miệng ở người lớn
Dù là căn bệnh phổ biến ở trẻ em nhưng chân tay miệng vẫn có thể xuất hiện ở người lớn nếu bạn có hệ miễn dịch chưa đủ mạnh để chống lại virus gây bệnh. Vậy đặc điểm bệnh tay chân miệng ở người lớn như thế nào, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Thực tế đặc điểm bệnh tay chân miệng ở người lớn giống với trẻ em. Tuy nhiên so với trẻ em thì tình trạng bệnh tay chân miệng ở người lớn có thể nặng sơn so với bình thường.
Khi bị sốt, người trưởng thành bị mắc bệnh tay chân miệng sẽ có những dấu hiệu ban đầu như sốt, đau họng, mệt mỏi, có cảm giác thèm ăn, thậm chí có trường hợp nặng hơn là hôn mê.
Sau khi cơ thể bị sốt, những vết loét trong miệng sẽ xuất hiện và khiến bạn cảm thấy đau đớn. Herpangina là tên gọi cho những vết loét này, chúng nằm sâu trong khoang miệng ở dưới dạng các đốm.
Không chỉ loét mà chúng còn có thể bị phồng rộp và gây đau đơn cho người bệnh. Bên cạnh đó sau một thời gian vết loét xuất hiện, lòng bàn tay và bàn chân sẽ có tình trạng phát ban và ngứa. Sau đó các nốt phát ban và ngứa có thể lan rộng hơn ra những bộ phận khác của cơ thể như bụng, lưng, tay, chân mông và thậm chí là bộ phận sinh dục.
Ngoài ra một số triệu chứng khác của bệnh tay chân miệng ở người lớn bao gồm: Sốt, ho, sổ mũi, mệt mỏi thậm chí mê man, nôn mửa, đau họng, đi ngoài, cơ đau nhức, ăn không ngon miệng, cảm giác chán ăn,…
Xem thêm: Cách “Chung Sống” Với Bệnh Tâm Thần Phân Liệt Có Chữa Khỏi Được Không
Đối với trẻ em, những triệu chứng của bệnh tay chân miệng tương đối rõ ràng. Tuy nhiên ở người lớn các dấu hiệu này thường mờ nhạt hơn, thậm chí có những trường hợp không xuất hiện.
Một trong những đặc điểm bệnh tay chân miệng ở người lớn đó là xuất hiện loét miệng
Đây là căn bệnh lây lan ở cả trẻ nhỏ và người trường thành. vì vậy cần có biện pháp phòng tránh như vệ sinh các nhân thường xuyên để mang lại cuộc sống khỏe mạnh hơn.
3. Biến chứng của bệnh chân tay miệng
Đến đây, các bạn đã nắm được những đặc điểm bệnh tay chân miệng ở người lớn. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không, gây ra biến chứng gì?
Theo các chuyên ra, dù hiếm gặp nhưng có thể mang đến những biến chứng nặng nề cho người bệnh. Các biến chứng do bệnh tay chân miệng gây ra có thể liên quan đến hệ thần kinh như viêm màng não, viêm tủy sống. Vì vậy các chuyên gia, bác sĩ đã khuyến cáo rằng, nếu có bất kỳ dấu hiệu, đặc điểm bệnh tay chân miệng ở người lớn cần ngay lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.
Căn bệnh này hiện chưa có thuốc đặc trị, cộng với khả năng lây truyền cao trong cộng đồng. Chính vì vậy biện pháp tốt nhất vẫn là phòng tránh, vệ sinh cá nhân để không mắc và lây lan bệnh cho người khác.
Bệnh tay chân miệng có thể gây biến chứng nguy hiểm
4. Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng
Việt Nam là đất nước nằm trong vùng nhiệt đới, vì vậy bệnh tay chân miệng có thể xảy ra quanh năm. Đặc biệt vào mùa mưa, bệnh có thể bùng phát thành dịch. Vì vậy bạn nên thực hiện các biện pháp phòng dịch để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là một số cách phòng tránh bệnh tay chân miệng:
Rửa sạch tay cẩn thận: Bạn nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh với xà phòng để sát khuẩn. Nếu không có xà phòng rửa tay, bạn có thể sử dụng gel rửa tay để thay thế.
Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, quần áo nên phơi khô trước khi cất. Ngoài ra bạn cũng nên hạn chế đụng vào các đồ vật nơi công cộng làm tăng khả năng lây nhiễm bệnh.
Bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan, vì vậy nếu mắc bệnh bạn nên ý thức hạn chế tiếp xúc với mọi người. Đặc biệt nên hạn chế tiếp xúc với trẻ nhỏ là đối tượng dễ lây bệnh.
Tăng cường ăn các loại thực phẩm tốt cho sức đề kháng của cơ thể để phòng tránh mắc bệnh.
Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để có một cơ thể khỏe mạnh.
Xem thêm: Cách Làm Trắng Da Sau Khi Bị Cháy Nắng Hiệu Quả Trong, Da Bị Cháy Nắng Có Trắng Lại Được Không
Giữ vệ sinh chân tay sạch sẽ, rửa bằng xà phòng để phòng tránh bệnh tay chân miệng
Trên đây là những đặc điểm bệnh tay chân miệng ở người lớn chúng tôi chia sẻ với các bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để bảo vệ bản và những người xung quanh. Nếu có bất kỳ thắc nào về bệnh tay chân miệng, hãy nhấc máy và liên hệ ngay với namlimquangnam.net theo số hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.