Tham vấn Y khoa: Bs CK II Phạm Hưng Củng Ngày đăng: 16 Tháng Sáu 2021 Lần cập nhật cuối: 28 Tháng Sáu 2021 Số lần xem: 1823

Bệnh trĩ ra máu là triệu chứng thường gặp khi búi trĩ bị tổn thương. Tình trạng này sẽ tiến triển nặng theo thời gian và gây ra khó khăn cũng như bất tiện cho cuộc sống của người bệnh. Vậy làm sao để ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng khi bị trĩ ra máu?

*

1. Hiện tượng trĩ ra máu

Bệnh trĩ hình thành do sự căng giãn quá mức của hệ thống tĩnh mạch ở mô xung quanh hậu môn và tạo thành búi trĩ. Quá trình này gây đau, sưng, viêm và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Đang xem: Bệnh trĩ đi ngoài ra máu tươi

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ, tuy nhiên thói quen ăn uống thiếu chất xơ, sinh hoạt phản khoa học, lười vận động, thường xuyên rặn khi đi cầu… là những yếu tố chính gây ra bệnh trĩ. Ngoài ra, phụ nữ có thai, sau sinh và những người tuổi cao cũng là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh.

Biểu hiện thường thấy của bệnh trĩ là cảm giác đau rát, ngứa hậu môn, cộm bên trong hậu môn, chảy máu và sa búi trĩ. Trong đó, trĩ ra máu thường xảy ra khi búi trĩ bị kích thích, cọ xát dẫn tới tổn thương. Điều này có thể gây ra máu nhỏ giọt khi đi đại tiện, có thể lẫn với phân hoặc dính trên giấy vệ sinh. Khi bệnh tiến triển nặng, búi trĩ có thể bị vỡ khiến máu chảy ra nhiều hơn, gây đau đớn, thậm chí là mất máu nếu lượng máu chảy quá nhiều.

2. Triệu chứng của trĩ chảy máu

Thông thường, máu do búi trĩ bị vỡ thường có màu đỏ tươi. Tuy nhiên, máu từ búi trĩ huyết khối có màu sậm và có thể vón cục. Nếu lực ma sát quá mạnh, lượng máu chảy ra sẽ tăng dần và gây đau đớn cho người bệnh. Bên cạnh đó triệu chứng chảy máu, bạn còn thấy các biểu hiện đi kèm khác như:

Cảm giác có khối phình ra bên trong hậu môn gây cộm, khó chịu giống như còn phân bên trong hậu môn sau khi đi đại tiện.Trường hợp búi trĩ sa ra ngoài sẽ gây khó khăn khi làm sạch hậu môn.Cảm thấy ngứa ngáy khu vực hậu môn, khi tác động ngoại lực như gãi, chà sát sẽ gây ra hiện tượng trầy da, lở loét ở khu vực hậu môn bởi đây là nơi đưa chất thải ra ngoài cơ thể.Rò rỉ dịch hậu môn do hiện tượng viêm nhiễm trong quá trình bệnh phát triển.Đau rát hậu môn, nhất là trong và sau khi đi vệ sinh. Cơn đau có thể âm ỉ suốt cả ngày, đặc biệt là khi ngồi.Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi do mất máu. Thêm vào đó, tâm lý lo lắng, áp lực do bệnh tật cũng khiến người bệnh suy sụp, cơ thể vì vậy cũng mệt mỏi.

3. Bệnh trĩ đi ngoài ra máu tươi có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ chảy máu là triệu chứng không hiếm gặp. Nếu được phát hiện sớm và điều trị ngay khi bệnh còn nhẹ thì khả năng khỏi hoàn là rất lớn. Tuy nhiên, đa phần người bệnh thường ngại ngùng, chủ quan không đi thăm khám sớm. Chính điều này đã khiến bệnh tiến triển nặng và gây ra những hậu quả khó lường. Dưới đây là một số biến chứng của căn bệnh này mà bạn cần biết để đề phòng:

Thiếu máu: Trĩ ra máu nặng có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu và gây ra các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, mất tập trung, suy nhược cơ thể và thậm chí là ngất xỉu.Viêm nhiễm hậu môn: Trường hợp người bệnh bị chảy máu do búi trĩ sa ra ngoài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn từ phân và nước tiểu xâm nhập và gây viêm nhiễm, ngứa ngáy, thậm chí là nhiễm trùng hậu môn.Chức năng hậu môn bị ảnh hưởng: Khi búi trĩ phát triển lớn sẽ cản trở quá trình đào thải phân ra ngoài. Lúc này, việc đi đại tiện trở thành cực hình đối với người bệnh. Trường hợp nặng còn khiến bệnh nhân không tự chủ được việc “đi nặng” hàng ngày.Nguy cơ viêm phụ khoa ở nữ giới: Không chỉ gây viêm nhiễm hậu môn, nữ giới bị trĩ ra máu còn có nguy cơ bị viêm nhiễm phụ khoa, bởi khu vực phần phụ khá gần hậu môn nên dễ bị viêm ngược lên.Ung thư trực tràng: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ. Khi không kiểm soát được các triệu chứng, bệnh sẽ tiến triển nặng và khiến người bệnh có nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.

*

4. Điều trị trĩ ra máu tại nhà

4.1. Ngâm hậu môn trong nước ấm

Ngâm nước ấm là phương pháp giúp giảm đau rát, căng tức, hạn chế kích ứng hiệu quả được rất nhiều bệnh nhân bị trĩ áp dụng. Bạn có thể sử dụng nước ấm thường hoặc nước muối ấm cũng rất hiệu quả. Bởi muối có tác dụng sát khuẩn, giúp sát trùng vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng rất tốt. Bạn nên thực hiện tối thiểu một lần một ngày, mỗi lần ngâm trong khoảng từ 15 đến 30 phút.

4.2. Chườm lạnh

Chườm lạnh có tác dụng làm co các mạch máu ở quanh hậu môn, giúp cầm máu trong trường hợp bị xuất huyết hoặc vỡ búi trĩ. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp giảm triệu chứng sung huyết, sưng tấy và làm dịu cơn đau rất tốt.

Xem thêm: Nhịp Tim Trung Bình Của Người Bình Thường, Nhịp Tim Là Gì

Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần bọc viên đá bằng khăn sạch rồi chườm nhẹ vào búi trĩ trong vài phút, nghỉ một lát để da trở về nhiệt độ bình thường rồi sau đó lại tiếp tục. Lưu ý không chườm trực tiếp đá lên búi trĩ và không để quá lâu để tránh làm tổn thương các vùng da xung quanh.

4.3. Dùng kem thoa trị trĩ

Trong trường hợp trĩ ra máu do nứt hậu môn, rò hậu môn, người bệnh có thể sử dụng thêm các loại kem bôi ngoài. Tốt nhất bạn nên lựa chọn sản phẩm dạng gel, được bào chế từ thành phần thiên nhiên như nano curcumin, tinh dầu bạc hà, cao diếp cá, trầu không… mang lại tác dụng làm mát và săn da, ngăn ngừa viêm nhiễm, sưng ngứa, đau rát vùng hậu môn, giảm thiểu kích ứng.

4.4. Uống thuốc giảm đau

Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh gặp phải tác dụng phụ. Căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Những thuốc thường được sử dụng là thuốc giảm đau paracetamol, NSAIDs; kết hợp với nhóm thuốc chống viêm, kháng sinh… để giúp làm giảm rò rỉ các mạch máu nhỏ, ngăn ngừa cục máu đông và cải thiện độ nhớt của máu. Tất cả những tác dụng này giúp làm giảm sưng các mô gây ra bệnh trĩ, từ đó giảm cảm giác đau đớn.

4.5. Ăn uống khoa học

Tăng cường thêm các loại rau xanh, trái cây trong khẩu phần ăn hàng ngày để bổ sung thêm chất xơ và vitamin cho cơ thể. Chất xơ giúp làm mềm phân, ngăn ngừa táo bón, kích thích nhu động ruột tăng co bóp để tống phân ra ngoài dễ hơn.Một số rất tốt với chứng táo bón là rau lang, rau mồng tơi, thanh long, khoai lang, bưởi, đu đủ chín, chuối chín vàng.Uống từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày.Hạn chế dùng gia vị cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ và đồ uống chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê… để tránh tình trạng táo bón nặng hơn.

4.6. Không rặn mạnh khi đi cầu

Điều này sẽ tạo áp lực lớn lên hệ thống tĩnh mạch, khiến chúng bị giãn và phình to ra, gây chảy máu nhiều hơn. Do đó, bạn cần duy trì thói quen đi cầu một cách tự nhiên, nhẹ nhàng.

4.7. Không ngồi hoặc đứng quá lâu

Bởi hành động này sẽ làm gia tăng áp lực lên vùng hậu môn, khiến bệnh trĩ nặng hơn. Vì vậy, những người làm công việc phải ngồi nhiều thì cần vận động nhẹ nhàng sau 1-2 tiếng làm việc.

4.8. Tập thể dục thường xuyên

Rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp tăng tuần hoàn máu, tăng độ đàn hồi, co giãn của khối cơ vùng hậu môn. Hơn nữa, tập thể dục đều đặn còn giúp nâng cao sức khỏe, thúc đẩy tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể tập một số động tác co thắt hậu môn để giúp co búi trĩ tự nhiên.

*

Song song với việc áp dụng biện pháp điều trị để giảm các triệu chứng đau rát, chảy máu, người bệnh cần sử dụng thêm các sản phẩm bảo vệ sức khỏe giúp phục hồi chức năng hậu môn, tăng sức bền thành mạch, phòng tránh bệnh trĩ tái phát. Bạn nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm có thành phần được chiết xuất từ thiên nhiên như: cao diếp cá, cao đương quy, tinh chất nghệ cùng magie, rutin, meriva… Những chất này có công dụng tăng cường sức bền của thành mạch, giúp giảm táo bón và làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ như chảy máu, sa búi trĩ, đau rát vùng hậu môn.

Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp thêm gel bôi trĩ gồm các thành phần: Nano curcumin, tinh dầu bạc hà, cao lá nhọ nồi… Sản phẩm có tác dụng làm mát và săn se da, giúp giảm đau ngứa, sưng tấy, chảy máu do viêm nhiễm, nứt kẽ vùng hậu môn.

Xem thêm: Chất Kẽm Có Trong Thức Ăn Gì, Kẽm Có Trong Thực Phẩm Nào Nhiều Nhất

Trĩ ra máu là triệu chứng cho thấy búi trĩ đã bị tổn thương. Trong trường hợp nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp trên để làm giảm triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, nếu thấy máu vẫn tiếp tục chảy, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chuyển sang phương pháp điều trị phù hợp hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *