Ngày 19/12, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê tổ chức Hội nghị công bố kết quả chính thức và tổng kết tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ- Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương chủ trì hội nghị.
Đang xem: Tuổi thọ trung bình của người việt nam
Ông Nguyễn Bích Lâm- Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Phó trưởng Ban Chỉ đạo cho biết: Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 là cuộc Tổng điều tra đầu tiên ứng dụng CNTT trong tất cả các công đoạn, đặc biệt là công đoạn thu thập thông tin tại địa bàn, với hình thức thu thập thông tin chủ yếu điều tra bằng phiếu điện tử trên thiết bị di động, giúp nâng cao chất lượng thông tin và kết quả của cuộc Tổng điều tra.
Theo báo cáo chính thức, tổng số dân của Việt Nam là 96.208.984 người. Trong đó, dân số nam là 47.881.061 người (chiếm 49,8%) và dân số nữ là 48.327.923 người (chiếm 50,2%). Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới. Mật độ dân số của Việt Nam là 290 người/km2.
Đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung dân cư lớn nhất với 22,5 triệu người (chiếm 23,4% cả nước). Tây Nguyên là nơi có ít dân cư sinh sống nhất với 5,8 triệu người (chiếm 6,1% dân số). Dân số thuộc dân tộc Kinh là 82.085.826 người (chiếm 85,3%). Trong 53 dân tộc thiểu số, có 6 dân tộc có dân số trên 1 triệu người là Tày, Thái, Mường, Mông, Khmer, Nùng.
Xem thêm: Dụng Cụ Làm Tăng Kích Thước Cậu Nhỏ, 4 Kỹ Thuật Tăng Kích Thước “Cậu Nhỏ”
Tỉ số giới tính khi sinh của Việt Nam (SRB) có xu hướng tăng hơn so với mức sinh học tự nhiên từ năm 2006 đến nay. SRB năm 2019 giảm so với năm 2018 nhưng vẫn ở mức cao (năm 2018 là 114,8 bé trai/100 bé gái; năm 2019 là 111,5 bé trai/100 bé gái). Tỉ số này cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (115,5 bé trai/100 bé gái) và thấp nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long (106,9 bé trai/100 bé gái).
Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 73,6 tuổi, trong đó tuổi thọ của nam giới là 71,0 tuổi và của nữ giới là 76,3 tuổi. Từ năm 1989 đến nay, tuổi thọ trung bình của Việt Nam liên tục tăng, từ 65,2 tuổi năm 1989 lên 73,6 tuổi năm 2019. Chênh lệch về tuổi thọ trung bình giữa nam và nữ qua hai cuộc Tổng điều tra gần nhất hầu như không thay đổi, duy trì ở mức khoảng 5,4 năm.
Theo Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng, thông tin thu thập được từ Tổng điều tra dân số và nhà ở là bằng chứng tin cậy, căn cứ quan trọng và hữu ích phục vụ hoạch định các chính sách phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Kết quả số liệu chính thức công bố ngày hôm nay sẽ tiếp tục cung cấp bổ sung các thông tin về tình hình dân số, nhân khẩu học, chất lượng dân số và các điều kiện ở của nhân dân một cách đầy đủ và chi tiết hơn.
Bộ trưởng Bộ KH-ĐT cũng đánh giá, với quy mô dân số trên 96,2 triệu người, tăng 10,4 triệu người trong vòng một thập kỷ qua, tỉ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên tăng nhanh nhất (chiếm 7,7%)- điều này phản ánh tốc độ già hóa dân số của Việt Nam tăng mạnh. Tuy vậy, Việt Nam vẫn đang ở trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, với tỉ trọng dân số từ 15-64 tuổi chiếm đa số (tới 68% tổng dân số); dân số có khả năng lao động đang chiếm tỉ trọng cao trong tổng dân số, dự báo Việt Nam sẽ kết thúc giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” vào khoảng năm 2040.
Xem thêm: Có Thai Mấy Tuần Thì Nên Khám Thai Lần Đầu Khi Nào, Có Thai Mấy Tuần Thì Nên Đi Siêu Âm Thai
Phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 đã hoàn thành, nhưng cái đích cuối cùng chưa kết thúc, đó là việc tiếp cận, sử dụng thật hiệu quả bộ dữ liệu của cuộc Tổng điều tra để phục vụ cho quá trình hoạch định chính sách phát triển kinh tế-xã hội dựa trên bằng chứng, bảo đảm phát triển đất nước theo phương châm dân số vừa là mục tiêu vừa là động lực của quá trình phát triển và không để ai bị bỏ lại phía sau. Chúng ta cần nghiên cứu những số liệu thống kê để tìm ra giải pháp giúp Việt Nam khắc phục tình trạng “chưa giàu đã già”, vượt qua bẫy thu nhập trung bình…