Khi bị ngộ độc thực phẩm, mọi người thường lúng túng và không biết cách xử lý như thế nào. Vì vậy nên một số trường hợp thường gây nguy hiểm đến sức khoẻ khi không biết xử lý đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm những thông tin và cách xử lý đầu tiên khi có người gặp phải hiện tượng này.
Đang xem: Khi bị ngộ độc thức ăn nên làm gì
Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm
Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp khi bạn gặp phải tình trạng ngộ độc thực phẩm:
Đau bụng: Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng ngộ độc thực phẩm, người bệnh có thể chườm ấm giúp giảm đau tạm thời. Nhưng trong trường hợp đau bụng không giảm sau 48 giờ hoặc đau bụng dữ dội thì cần phải tìm trợ giúp y tế ngay.Tiêu chảy: Khi bị ngộ độc thực phẩm người bệnh thường dễ gặp phải tình trạng tiêu chảy. Tiêu chảy có thể dẫn tới mất nước gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh.Xuất hiện máu trong phân hoặc chất nôn: Trong trường hợp này người bệnh cần tìm hỗ trợ y tế gấp vì điều này báo hiệu mức độ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọngSốt: Khi cơ thể chống lại chất độc khiến bạn bị sốt nhẹ, trường hợp đo nhiệt độ vượt quá 38 oC, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.Tình trạng chán ăn: Người bệnh cảm thấy chán ăn khi bị ngộ độc thực phẩm. Trong trường hợp không ăn được gì quá 12 tiếng kèm theo các triệu chứng khác như mất nước hãy tới cơ sở y tế ngay lập tứcĐau đầu: Khi cơ thể mất nước bạn dễ bị đau đầu khi ngộ độc thực phẩmTriệu chứng thần kinh: Các triệu chứng về thần kinh như mắt mờ, yếu cơ và tê bì ở cánh tay có thể là dấu hiệu khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn và cần được chăm sóc y tế ngay lập tứcThị lực thay đổi: Nếu các triệu chứng ngộ độc thực phẩm bao gồm nhìn mờ hoặc nhìn đôi hoặc khó nuốt, hãy tìm sự chăm sóc y tế – đó có thể là ngộ độc botulinum, một dạng ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng và có thể gây tử vong.Hoàng đản: hay còn được biết đến là tình trạng vàng da, vàng mắt, có thể do nhiễm viêm gan A từ thực phẩm. Tuy ít gặp nhưng bệnh dễ lây và có thể lây từ người này sang người khác hoặc do ăn phải thức ăn nhiễm bệnh.
Cần làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm?
Với người lớn
Khi người lớn gặp phải tình trạng ngộ độc thực phẩm cần xử trí theo các bước sau đây:
Dùng 2 ngón tay ngoáy họng, có thể dùng tăm bông hoặc thìa nhỏ đưa vào gốc lưỡi để tạo ra phản xạ nônKhi nôn để đầu cúi thấp hơn ngực để tránh bị sặc vào phổiKhi đã nôn được cần để người bệnh nằm nghỉ sau đó hòa gói orezol với nước hoặc pha nước muối đường cho người bệnh uống để chống mất nước đồng thời trung hòa chất độc trong cơ thể của người bệnh giúp hạn chế tác hại độc tố với cơ thểCó thể cho người bệnh ăn thức ăn mềm và dễ tiêu không nên cho uống sữaCần nhanh chóng đưa người bệnh tới trung tâm y tế để tiến hành rửa dạ dày càng sớm càng tốt.
Với trẻ nhỏ
Khi thấy trẻ có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm cần dừng ngày không cho trẻ ăn món đó nữa
Khi trẻ nôn đặc biệt là nôn khi ngủ có thể dễ bị sặc lên mũi cần nhanh chóng dùng miệng hút mũi để tránh nguy cơ trẻ bị khó thở dẫn tới tử vong
Cần bổ sung oresol để cung cấp chất điện giải vì tình trạng ngộ độc thực phẩm có thể khiến trẻ bị mất nước và rối loạn điện giải. Cần pha theo hướng dẫn và cho trẻ uống từng chút một.
Nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để thăm khám và điều trị.
=> Điều trị nhanh khi bị ngộ độc thức ăn.
Khi nào cần cần tới bệnh viện?
Khi gặp hiện tượng này cần phải gây nôn ngay lập tức cho người bệnh, nhưng chú ý không được làm điều này khi người bệnh bị hôn mê. Việc gây nôn phải làm sớm càng tốt để chất độc không bị ngấm sâu vào trong cơ thể. Nếu bỏ qua thì nạn nhân có thể mất mạng hoặc để lại những di chứng nặng nề, điều trị hồi phục không đơn giản.
Xem thêm: Cách Dùng Miếng Dán Hạ Sốt Có Tốt Không, Hiểu Đúng Về Miếng Dán Hạ Sốt
Có thể gây nôn bằng cách dùng hai ngón tay ngoáy móc họng để kích thích nôn hết thức ăn ra ngoài hoặc uống một cốc nước muối loãng, sau đó dùng tay hoặc thìa đè vào cuống lưỡi để nôn càng nhiều càng tốt.
Khi bị ngộ độc thực phẩm người bệnh thường bị mất khá nhiều nước do gây nôn và tiêu chảy. Vì vậy cần bù lại lượng nước đã mất bằng cách uống dung dịch oresol(pha 1 gói với 1 lít nước), nước cam, nước dừa hoặc cháo loãng… Ngoài ra bạn có thể pha nửa thìa cà phê muối với 4 thìa cà phê đường cho người bệnh uống.
Ngoài việc bù nước và chất điện giải, việc uống các dung dịch trên còn giúp pha loãng nồng độ chất độc ở trong cơ thể làm hạn chế tối đa tác hại. Trong trường hợp ngộ độc nhẹ sau khi gây nôn nên để người bệnh nghỉ ngơi và thường xuyên bù nước.
Nên loại bỏ suy nghĩ bị ngộ độc thực phẩm thì phải nhịn ăn chỉ nuôi dưỡng bằng cách truyền đạm, nước hoặc ăn cháo. Như vậy sẽ làm cho cơ thể bị suy kiệt vì thực ra người bệnh vẫn cần được cung cấp chất dinh dưỡng. Lưu ý nên cho người bệnh ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hoá và tránh hiện tượng ăn quá no để giảm tải cho hệ tiêu hoá. Để an toàn hơn, sau khi gây nôn nên cho bệnh nhân đến cơ sở y tế để khám và rửa ruột nếu cần thiết.
Cần đến bệnh viện khi có các dấu hiệu như sau:
Sốt caoĐau bụng dữ dội không thuyên giảmTiêu chảy nhiềuMất nước nặngPhân có máu…
Những trường hợp nặng thế này cần được điều trị bằng những biện pháp chuyên khoa đặc hiệu, nếu không sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng.
Xem thêm: 12 Câu Hỏi Thường Gặp Về Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật Có Tự Khỏi Được Không?
Chú ý: Không gây nôn cho bệnh nhân đang bị hôn mê vì sẽ dễ xảy ra tình trạng sặc thức ăn và đường thở rất nguy hiểm.
Thu Ngân_namlimquangnam.net
Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…