Truyền máu tự thân hay còn gọi là truyền máu hoàn hồi là phương pháp lấy máu của bệnh nhân để truyền lại cho chính bệnh nhân thông qua thiết bị là máy Cell Saver. Đây là phương pháp tối ưu để điều trị cho các trường hợp bệnh nhân cấp cứu, giải quyết nhanh chóng và kịp thời bù lượng máu đã mất cho người bệnh và tránh được các tình trạng sốc phản vệ, dị ứng, tán huyết, lây nhiễm… Từ năm 2013, bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long đã áp dụng phương pháp này trong điều trị cho các bệnh nhân cấp cứu và sản khoa.
Đang xem: Tiêm máu tự thân điều trị dị ứng
Truyền máu tự thân là gì?Truyền máu tự thân là sử dụng lượng máu của chính bệnh nhân, lọc qua một hệ thống gọi là máy Cell Saver rồi sử dụng chính lượng máu này để truyền lại cho bệnh nhân. Hệ thống máy này cho phép thực hiện tự động các khâu của quá trình thu gom máu bao gồm: lấy máu chảy từ phẫu trường, hòa trộn với chất chống đông máu, thực hiện chu trình lọc rửa hồng cầu, thu lại lượng hồng cầu sau quá trình rửa để truyền lại cho bệnh nhân. Quá trình này được thực hiện một cách nhanh chóng trong vòng 3 phút từ khi máu được hút về hệ thống máy tự động, nhờ vậy lượng máu chảy do vỡ các mạch máu của bệnh nhân gần như được lấy truyền lại ngay lập tức cho chính họ.Phương pháp tối ưu trong điều trị cho bệnh nhân cấp cứuPhương pháp này rất hiệu quả trong các trường hợp cấp cứu mạch máu, tim mạch, vỡ gan, vỡ lách… và sản khoa (chấn thương gây mất máu cấp, thai ngoài tử cung vỡ v.v…), khi bệnh nhân mất máu cấp tính mức độ nặng, cần được bù gấp mà chưa có sẵn chế phẩm máu hoà hợp để sử dụng.
Xem thêm: Nhà Tiên Tri Mù Vanga Dự Đoán Năm 2021 Còn Thảm Họa Hơn Năm 2020
Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long là một trong những bệnh viện đầu tiên tại Cần Thơ áp dụng phương pháp này trong điều trị cho bệnh nhân. Việc áp dụng phương pháp hoàn hồi đã cứu sống nhiều bệnh nhân cấp cứu, đặc biệt là các bệnh nhân bị chấn thương nặng do tai nạn.
Gần đây nhất, bệnh viện đã cấp cứu thành công cho 2 bệnh nhân bị tai nạn dẫn đến đa chấn thương: bệnh nhân là anh P.T.T (sinh năm 2003 ngụ tại Kế Sách, Sóc Trăng ) và anh N.V.Q (sinh năm 2000, ngụ tại Kế Sách, Sóc Trăng). Bệnh nhân nhập viện trong trường hợp đau bụng, mệt, mạch nhanh, huyết áp tuột. Dù nhìn bên ngoài không thấy chảy máu, nhưng cả hai bệnh nhân đều bị vỡ lách cấp độ 4, xuất huyết nội dẫn đến mất 2,5 lít máu. Nhận thấy tình trạng nguy cấp của người bệnh, ekip của khoa Tiêu Hóa – bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long đã tiến hành phẫu thuật khẩn, cắt bỏ toàn bộ lách.
Xem thêm: Sex Loan Luân Me Va Con Trai Khong Che, Phim Mẹ Và Con Trai
Theo Ths.BS Nguyễn Hữu Kỳ Phương – trưởng khoa Tiêu Hóa, việc cắt bỏ lá lách không ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh nhân, tuy nhiên, bệnh nhân nên đi chích ngừa phế cầu để phòng ngừa viêm phổi cũng như chú ý phòng tránh các bệnh nhiễm trùng. Hai bệnh nhân đều được áp dụng phương pháp truyền máu hoàn hồi để cung cấp nhanh chóng và kịp thời lượng máu đã mất. cũng theo BS Kỳ Phương, phương pháp truyền máu hoàn hồi là phương pháp truyền máu bảo đảm, phòng chống lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng qua truyền máu như HIV, HBV, HCV, giang mai,… loại trừ được các phản ứng miễn dịch đồng loài do bất đồng nhóm máu và các phản ứng: sốt, dị ứng; không gây tai biến gì cho người bệnh khi lấy máu và truyền máu cho họ, kích thích sinh hồng cầu, vết thương chóng hồi phục và sớm thành sẹo… Bên cạnh đó, phương pháp này còn tăng thêm nguồn cung cấp máu an toàn nhất và giảm bớt được khoản chi phí điều trị cho bệnh nhân.