Hương nhu hay còn gọi cây é rừng là cây thuốc dân gian được dùng từ xa xưa cho đến nay, cây mọc hoang khắp nơi ở nước ta đặc biệt là vùng nông thôn. Mùi thơm dễ chịu, mang lại cảm giác thư giãn và có nhiều tác dụng hay trong chữa bệnh không phải ai cũng biết.
Đang xem: Hương nhu trị cảm sốt
Hương nhu hay còn gọi cây é rừng là cây thuốc dân gian được dùng từ xa xưa cho đến nay, cây mọc hoang khắp nơi ở nước ta đặc biệt là vùng nông thôn. Mùi thơm dễ chịu, mang lại cảm giác thư giãn và có nhiều tác dụng hay trong chữa bệnh không phải ai cũng biết.
Hết chứng hôi miệng nhờ hương nhu
Ngày tôi học lớp 12, do thức đêm nhiều để ôn thi Đại học nên miệng trở nên hôi khác thường, thở ra mùi rất khó chịu. Tình trạng đó kéo dài khiến tôi không còn tự tin tiếp xúc với bạn bè, rất buồn mà không có cách nào khắc phục. Nhiều đứa bạn thẳng tính thấy miệng tôi hôi thì nói to giữa lớp khiến tôi ngượng chín mặt. Con nhà nghèo không có điều kiện ra viện khám nên tôi đành kệ tới đâu thì tới.
Một hôm ngồi ăn cơm, được bố mẹ mách cho cách dùng hương nhu trị hôi miệng. Tôi mừng rỡ làm theo, ra vườn hái 1 nắm lá, rửa sạch cho vào nồi nhỏ cùng 1 bát nước nấu sôi vài phút. Sau đó lấy nước đó ngậm 10 phút và xúc miệng, mỗi ngày làm 2 lần vào sáng sớm và trước khi đi ngủ, thật bất ngờ chỉ 1 tuần sau đó tôi đã không còn hôi miệng.
Cho đến giờ tôi vẫn chỉ cách đó cho nhiều người và đều mang lại kết quả tốt. Hôm nay tôi lại chia sẻ trong bài viết này. Ngoài ra, hương nhu còn có nhiều tác dụng chữa bệnh hay, mời bạn đọc tham khảo tiếp nội dung bên dưới.
Cây hương nhu là gì
Hương nhu là cây thân thảo, sống lâu năm cao từ 1 – 2m, thân vuông, có nhiều lông, hóa gỗ ở gốc, khi còn nhỏ 4 cạnh thân màu nâu tía, còn 4 mặt thân màu xanh nhạt, lúc về già trở thành màu nâu.
Lá mọc đối chéo có hình chữ thập, khía răng cưa, phiến thuôn hình chữ mác, hai mặt có nhiều lông, mặt trên xanh thẫm hơn mặt dưới, cuống lá dài. Cụm hoa có hình xim ở nách lá thường co lại thành xim đơn. Tràng hoa màu trắng chia thành 2 môi, hoa không đều. Quả bế tư được bao bởi đài hoa còn lại.
Cây hương nhu có mùi thơm rất dễ chịu, thường ra hoa vào độ tháng 5 – 7. Người ta thu hái lúc đang ra hoa hoặc bắt đầu kết quả. Toàn thân cây (trừ rễ) được dùng làm thuốc tươi hoặc phơi khô.
Thành phần hóa học của hương nhu
Trong cây hương nhu có chứa: 10,15% cavacrol; 10,90% transbergamotene; 9,82% thymol; 10,93% b-caryophyllene; 11,83% humulene; 12,64% b-bisabolene; 4,35% g-terpinene; 4,06% p- cynmene; 2,62% camphene; 1,23% a-pinene; 0,15% limonene;…
Theo đông y, cây có vị cay, tính hơi ôn, có tác dụng chữa đau đầu, cảm cúm, phù thũng và chứng đau bụng, buồn nôn,…
Các loại cây hương nhu
Dựa vào màu sắc của cây người ta phân hương nhu thành hai loại:
Hương nhu tía
Còn có tên gọi khác như é tía, é rừng, thân nhỏ cao từ 1.5 – 2m sống nhiều năm. Cành và thần có màu tía, lông quặp. Lá thuôn hình trứng hoặc mác, mọc đối có cuống dài, mép lá răng cưa, hai mặt đều có lông. Hoa có màu tím, mọc thành từng chùm đơn, xếp thành mỗi vòng gôm 6 – 8 hoa. Khi vò nát lá và hoa tỏ ra mùi thơm của đinh hương.
Cây hương nhu tía thường được trồng trong vườn các gia đình chủ yếu để nấu nước uống, trị đau đầu, làm lá xông hơi cho người ốm. Trong đông y được dùng để điều chế các các bài thuốc trị bệnh rất hiệu quả.
Hương nhu trắng
Còn có tên gọi khác như é lớn, húng giổi tía. Có thân cao hơn cây hương nhu tía. Lá mọc đối, phiến dài 5 – 10cm hình trứng nhọn, mép lá khía tai béo hoặc răng cư thô, có cuống thon.
Gân chính của lá có lông. Hoa mọc theo chùm đơn. Hương nhu trắng thường mọc hoang ở nhiều nơi, do có mùi hắc, khó uống nên chủ yếu được trồng để khai thác tinh dầu.
Cây hương nhu có tác dụng gì
Cây hương nhu có nhiều tác dụng quan trọng như lợi thấp, mồ hôi, hành thủy, giảm sốt. Chủ yếu được dụng để chữa đau bụng, cảm mạo, thủy thũng, nhức đầu, nôn, chảy máu cam, tiêu chảy… Vào mùa hè dùng để trị cảm nắng, mùa đông trị nhiễm lạnh, người phát sốt rét, đau bụng, nhức đầu, thủy thũng, chảy máu cam, miệng ôn, đi tiêu lỏng,….
Các bài thuốc từ cây hương nhu
1. Chữa cảm lạnh (đi mưa bị nhiễm lạnh)
500g hương nhu tía, 200g bạch biển đậu (đậu ván trắng) sao qua, 200g hậu phác tẩm gừng nướng, tất cả đem tán nhỏ trộn đều. Pha với nước sôi uống dần, mỗi lần dùng từ 8 – 10g. Ngày uống 2 lần sau mỗi bữa ăn. Một liệu trình từ 2 – 3 ngày.
Hoặc có thể dùng mình hương nhu tía, 100g đem tán nhỏ. Pha với nước sôi uống mỗi lần 8g. Ngày uống 2 lần sau bữa ăn, nếu thấy ra mồ hôi thì sẽ khỏi bệnh.
2. Chữa cảm nắng, tiêu chảy, nôn mửa hay ăn quá nhiều thức ăn sống lạnh vào mùa hè
Với 12g hương nhu, 9g mộc qua, 9g tía tô (cành và lá) dùng sắc nước uống trong ngày.
Xem thêm: Nguồn Sức Khỏe: Bệnh Tâm Thần Phân Liệt, Cách “Chung Sống” Với Bệnh Tâm Thần Phân Liệt
Một cách khác là dùng 500g hương nhu, 200g hậu phác tẩm gừng (nướng hoặc sao qua), 200g bạch biển đậu (sao qua). Tán nhỏ 3 cả vị thuốc này, trộn đều với nhau và cho 10g vào mỗi túi. Mỗi lần dùng lấy ra 1 túi hãm với 150-200ml nước sôi, khi nước thuốc nguội mới uống. Mỗi ngày dùng từ 1 đến 2 lần.
Đối với cảm nắng mùa hè có các triệu chứng đau đầu, nôn, ớn rét, tim hồi hộp, phát sốt, tiêu chảy, tiểu tiện vàng đỏ và miệng khát: Dùng 12g hương nhu, 12g cát căn, 12g dấp cá (ngư tinh thảo), 12g điền cơ hoàng (nọc sởi), 8g thạch xương bồ, 4g mộc hương sắc uống.
3. Trị cảm sốt nhức đầu
Một năm lá hương nhu tươi mang giã nhỏ, cho nước sôi vào vắt lấy nước uống, phần bã đắp lên đầu, trán và thái dương. Trường hợp bị sốt có mồ hôi dùng thêm 200g sắn dây tươi giã nhỏ vắt nước uống.
4. Trị hôi miệng
Lấy 10g hương nhu cùng 200ml nước sắc nước súc miệng (ngậm) 2 lần 1 ngày vào sáng sớm và trước khi đi ngủ. Dùng liên tiếp trong 15 ngày.
5. Chữa phù thũng, không mồ hôi, tiểu tiện đỏ
9g hương nhu, 12g ích mẫu thảo, 30g bạch mao căn (rễ cỏ tranh) mang sắc nước uống như trà trong ngày. Dùng liên tiếp từ 10 ngày trở lên.
Cũng có thể chữa phù thũng ở mặt, da khô không có mồ hôi, ớn rét, chán ăn, có rêu lưỡi bằng 12g hương nhu và 12g bạch truật sắc uống.
6. Chữa chậm mọc tóc ở trẻ
40g hương nhu cùng 200ml nước sắc cô đặc lại, rồi trộn với mỡ lợn vừa rán (nguội) dùng bôi lên đầu mỗi ngày sẽ mau mọc tóc.
7. Trị viêm đường hô hấp ở trẻ
Dùng mỗi thứ 10g gồm hương nhu, bán hạ, hoắc hương, hoàng cầm, kinh giới, phục linh, cam thảo 5g, đẳng sâm sắc với nước uống 4 đến 6 lần trong ngày.
8. Chữa chảy máu cam không cầm
Lấy hương nhu khô tán bột mịn, mỗi lần uống 4g với nước sôi để nguội.
9. Trị chảy máu lưỡi
Dùng 1 nắm lá hương nhu tươi, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt để uống.
10. Chữa tiêu chảy, nôn mửa
Lấy 12g hương nhu, 12g tử tô, 12g mộc qua, đun sôi với nước để uống nhiều lần trong ngày.
11. Điều trị viêm trường vị cấp tính, kiết lỵ
Cho 12g hương nhu, 12g hồng hạt liệu, 12g thanh hao sắc lấy nước uống trong ngày.
12. Phòng đau đầu do nắng
Ngày xưa các cụ trước khi ruộng đồng, để tránh cảm nắng thì dùng nắm lá to đặt vào trong nón hoặc mũ rồi đội lên. Hoặc quấn lá hương nhu vào khăn buộc đầu cũng có hiệu quả tương tự.
Cây hương nhu gội đầu ngăn rụng tóc
Dùng lá và thân hương nhu cùng quả bồ kết đun sôi khoảng 1h để chúng ra hết tinh dầu. Lấy khăn mỏng lọc lấy nước để nước nguội còn ấm để gội đầu, mát xa da đầu nhẹ nhàng để tăng độ ẩm cho da đầu, chú ý không dùng móng cào vào da dầu khiến gầu càng nhiều hơn.
Xem thêm: Người Bệnh Viêm Đa Khớp Nên Ăn Gì ? Bỏ Túi Ngay 10 Loại Thực Phẩm Sau!
Bên cạnh các tác dụng tuyệt vời của hương nhu, chung ta cũng cần kiêng kị như sau:
Uống quá nhiều nước hương nhu sẽ bị hao khí (Y Lâm Toản Yếu.Không có biểu ta thì đừng dùng (Bản Thảo Tùng Tân)Không nên uống nóng sẽ gây nôn mửa (Bản Thảo Cương Mục) vì hương nhu có tính ôn.Người trúng nhiệt không dùngHoặc người chân khí hư yêu không nên uống (Đông Dượng Học Thiết Yếu)Người mồ hôi nhiều, biểu hư tuyệt đối không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Thủ Sách),…
Những người không nên dùng hương nhu
Mặc dù có nhiều tác dụng hay nhưng không nên tùy tiện dùng hoặc uống quá nhiều có thể làm hao khí. Những trường hợp sau cần lưu ý:
Người khí hư và âm hư không được dùngNgười không có biểu tà thì không nên dùng (Bản thảo tùng tân)Hương nhu có tính ôn, không nên uống nóng vì có thể gây nôn mửa (Bản thảo dương mục)Người trúng nhiệt nên kiêng dùngNgười biểu hư, ra nhiều mồ hôi không được dùng (Lâm sàng thường dụng Trung dược Thủ sách)Người có chân khí hư yếu không nên dùng nhiều (Đông dược học thiết yếu).