Hăm tã là một nguyên nhân phổ biến khiến trẻ em khó chịu, quấy khóc. Trung bình cứ 4 em thì có 1 em bị hăm tã ít nhất 1 lần. Để giúp người chăm trẻ biết cách chăm sóc và phòng ngừa trẻ bị hăm tã tại nhà, dưới đây là hướng dẫn của Giáo sư Tiến sĩ Phạm Nhật An – Giám đốc Trung tâm Nhi tại bệnh viện namlimquangnam.net Times City.
Đang xem: Bé bị hăm có nên bôi phấn rôm
Hăm tã là một chứng của bệnh ngoài da, tại khu vực da tiếp xúc với tã của trẻ
1. Nguyên nhân trẻ bị hăm tãDo vùng hăm của trẻ luôn bị ẩm ướt: đây là nguyên nhân chính gây hăm tã ở trẻDo thực phẩm ăn của trẻ.Do da trẻ bị kích ứng với các chất liệu của tã lót, tã thô ráp chà xát lên vùng da nhạy cảm của bé.Do lạm dụng phấn rôm.Do cọ xát với tã.2. Triệu chứng trẻ bị hăm tãĐỏ da ở vùng quấn tã, xung quanh bộ phận sinh dục kèm theo mùi khai.Đầu tiên vùng da đỏ ở hậu môn sau lan dần ra tới mông, đùi.Nặng hơn nữa da vùng quanh hậu môn có màu đỏ tươi, sau thành loét đỏ, chảy nước, chảy máu dẫn tới nhiễm khuẩn.Vùng da bị tổn thương sẽ rất đau và làm bé không cảm thấy dễ chịu nhất là khi nước tiểu tiếp xúc vào. Bé sẽ giật mình thường xuyên và đôi khi khóc thét lên.Trẻ quấy nhiều, thâm chí kém ăn, ít ngủ.
Không khó để bố mẹ nhận biết trẻ bị hăm tã
3. Những điều không nên làm khi trẻ bị hăm tãQuên thay tã cho trẻ trong nhiều giờ.Quấn tã quá chặt cho trẻ.Bôi phấn rôm (sẽ làm bít lỗ chân lông, tăng thêm tình trạng hăm tã).Sử dụng nhiều loại kem bôi mà không tư vấn bác sĩ (điều này làm tăng nguy cơ dị ứng).
Xem thêm: Cách Trị Mụn Cám Ở Tuổi Dậy Thì, Hạn Chế Mụn Cám Ở Tuổi Dậy Thì
Bố mẹ tránh lạm dụng bôi phấn rôm vì sẽ làm bít lỗ chân lông, tăng thêm tình trạng hăm tã
4. Hướng dẫn chăm sóc khi trẻ bị hăm tãChú ý lau người bé thật khô sau khi tắm rồi mới quấn tã.Nên thay tã cho bé thường xuyên không để quá lâu.Không nên bôi, rắc phấn rôm cho trẻ dễ làm bít tắc lỗ chân lông gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da.Vệ sinh sạch sẽ cho bé chú ý phải rửa vùng bẹn và sinh dục ngoài ngay sau khi bé đi vệ sinh xong bằng nước ấm, sạch, rồi thấm khô bằng khăn bông và thay tã mới.Khi rửa cần nhẹ nhàng, tránh để bé đau và xây xước da thêm.Dùng khăn ướt có thể làm khô da bé, bạn cần cẩn thận chọn loại không cồn và không mùi. Nếu có thể, bạn nên để da bé tiếp xúc với không khí trong khoảng thời gian ngắn sau khi thay bỉm. Việc này sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn và các vết hăm cũng sẽ mau lành hơn.Kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện khi tã lót của bé ướt.Có thể thoa kem chống hăm chứa oxit kẽm sau mỗi lần thay tã.
Vệ sinh sạch sẽ vùng bẹn và sinh dục ngoài bằng nước ấm rồi thấm khô bằng khăn bông và thay tã mới
Nếu hăm tã không có dấu hiệu giảm sau vài ngày hoặc thậm chí tệ hơn như: có tình trạng loét, trợt, mun mủ ngoài da hay lan đến bụng của bé, hãy đưa bé đi khám .
Cha mẹ có thể đưa con đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế namlimquangnam.net, vì đây là một trong những bệnh viện hàng đầu cả nước về thăm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh về tiêu hóa, tiết niệu, bệnh lý đường hô hấp, dinh dưỡng, da liễu đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.
Xem thêm: Cách Chữa Mề Đay Cho Bà Bầu Hết Mẩn Ngứa
Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế namlimquangnam.net trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY. Ngoài ra, Quý khách có thể Đăng ký tư vấn từ xa TẠI ĐÂY