Mầm đậu nành (mầm đậu tương) đang được biết đến và sử dụng rất nhiều trong đời sống, đặc biệt được nhiều chị em phụ nữ sử dụng để làm đẹp và chăm sóc sức khỏe sinh lý nữ. Tuy nhiên, mầm đậu nành là gì, có tác dụng gì, uống mầm đậu nành vào lúc nào, dùng mầm đậu nành sau bao lâu thì có kết quả là câu hỏi được chị em gửi đến nhiều nhất cho chúng tôi trong thời gian vừa qua. Vậy hãy cùng tìm hiểu đúng và đầy đủ những vấn đề này qua bài viết này nhé.
Đang xem: Uống Có Tác Dụng Gì
Uống mầm đậu nành có tác dụng gì?Tác dụng thần kỳ khi kết hợp mầm đậu nành với các thành phần khácPhụ nữ uống mầm đậu này sau bao lâu thì có kết quả?
Mầm đậu nành là gì?
Mầm đậu nành (mầm đậu tương) là hạt đậu nành sau khi được ươm (sử dụng nhiệt độ và độ ẩm) để kích thích hạt nảy mầm. Khoảng 2 thập niên trở lại đây, rất nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, trong mầm đậu nành có chứa một hàm lượng dồi dào hoạt chất isoflavone (hoạt chất có tác dụng giống như nội tiết tố nữ estrogen của cơ thể). Vì vậy nó nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm giúp cân bằng nội tiết và làm đẹp của chị em phụ nữ.
Tinh chất mầm đậu nành là gì?
Tinh chất mầm đậu nành là việc sử dụng dây truyền công nghệ hiện đại để chiết xuất và cô đặc hàm lượng isoflavone có trong mầm đậu nành ở dạng tinh giúp thu được hàm lượng isoflavone cao nhất.
Uống mầm đậu nành có tác dụng gì?
Hiện nay, mầm đậu nành có 3 dạng bào chế và sử dụng phổ biến, đó là: mầm đậu nành tươi, bột mầm đậu nành và tinh chất mầm đậu nành. Trong đó, mầm đậu nành tươi và bột mầm đậu nành vẫn là dạng bào chế với cách thức rất thô sơ, hoàn toàn không có đòi hỏi kỹ thuật cao hay công nghệ hiện đại, do đó hàm lượng hoạt chất isoflavone thấp, chỉ có giá trị về dinh dưỡng chứ không có giá trị bổ sung, cải thiện tình trạng nội tiết tố nữ thiếu hụt cho chị em. Chưa kể quá trình chế biến thủ công dễ tồn tại hoặc pha trộn các tạp chất gây hại cho sức khỏe và rất khó để kiểm soát chất lượng. Trong khi đó, tinh chất mầm đậu nành lại mang đến hiệu quả cao trong việc bổ sung và cân bằng nội tiết tố nữ.
tác dụng của mầm đậu nành
Một số công dụng của mầm đậu nành đối với chị em có thể kể ra như:
Bổ sung nội tiết tố cho phụ nữ
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm: Trong mầm đậu nành cũng như tinh chất mầm đậu nành có chứa isoflavone (nội tiết tố nữ thực vật) có cơ chế hoạt động gần giống estrogen nội sinh trong cơ thể phụ nữ. Vì vậy giúp bổ sung và cân bằng nội tiết tố thiếu hụt cho chị em 1 cách hiệu quả và an toàn.
Các nhà nghiên cứu hiện nay trên thế giới khuyến nghị: chị em phụ nữ (kể cả phụ nữ đang mang thai) cần hấp thu lượng isoflavone 1 ngày khoảng 45 mg.
Chị em có thể bổ sung bằng 1 số chế phẩm như: đậu nành, đậu phụ, sữa đậu nành hoặc các chế phẩm khác từ đậu nành…
Uống mầm đậu nành tăng kích thước vòng 1
Mầm đậu nành giúp bổ sung nội tiết, phân bổ lượng mỡ trên cơ thể, kích thích phát triển lớp mỡ đệm giúp vòng 1 trở nên săn chắc. Ngoài ra việc phân bổ lại mỡ trên cơ thể cũng giúp vòng eo của chị em trở nên thon gọn, mông săn chắc.
Giảm nám da, nếp nhăn, tàn nhang, chống lão hóa da hiệu quả
Mầm đậu nành ngoài việc chứa estrogen thảo dược giúp phân bổ lượng nước và mỡ dưới da giúp da căng mịn, hồng hào thì còn bổ sung protid, lipid, glucid, khoáng vô cơ, các loại vitamin cần thiết giúp da giữ được độ ẩm, và lấy lại độ đàn hồi, chống nhăn, chống lão hóa hiệu quả. Đồng thời tích cực giảm các vết nám và tàn nhang, đặc biệt là nám nội tiết.
Giúp tăng cân hoặc giảm cân
Đâụ nành có 1 tác dụng mà chị em phụ nữ truyền tai nhau là khá thần kỳ “có thể điều chỉnh cân nặng của chị em”. Tùy theo mục đích chị em có thể có các cách sử dụng khác nhau. Cụ thể
– Nếu muốn uống mầm đậu nành giúp tăng cân: uống đậu nành sau khi ăn 20 phút
– Nếu muốn uống mầm đậu nành giúp giảm cân: Uống đậu nành trước khi ăn 20 phút.
Ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Trong đậu nành có chứa protein, chất xơ, isoflavone có tác dụng giúp chống lại rối loạn lipid máu và làm giảm lượng cholesterol trong máu, từ đó giúp phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Chống loãng xương
Nếu như chị em chỉ bổ sung canxi, vitamin D&K cho cơ thể mà không có estrogen thì cũng không có tác dụng. Có thể nói nếu như canxi và vitamin D&K là gạch thì estrogen là vữa, có vữa thì các viên gạch mới liên kết được với nhau tạo nên khung xương vững chăc. Chính vì vậy việc bổ sung đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành chính là bổ sung estrogen cho cơ thể. Từ đó giúp phòng chống loãng xương hiệu quả.
Giúp tóc khỏe và mượt hơn
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng protein trong đậu nành là 1 chất quan trọng trong sự phát triển của tóc, giúp tóc trở nên khỏe mạnh và mềm mượt hơn. Hạn chế tình trạng rụng tóc, gãy tóc.
Giảm thiểu tình trạng khô hạn, tăng cường ham muốn
Nhờ có khả năng bổ sung và cân bàng nội tiết giúp chị em có 1 chu kỳ kinh nguyệt ổn định, đồng thời tăng tiết dịch nhờn âm đạo làm giảm khô hạn, tăng cường ham muốn, dễ kên đỉnh, giúp chị em có 1 đời sống tình dục viên mãn.
Giảm các triệu chứng khó chịu ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh
Với phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh do thiếu hụt estrogen nên thường phải đối mặt với tình trạng: bốc hỏa, mất ngủ, khó kiềm chế cảm xúc… Việc sử dụng mầm đậu nành giúp chị em bổ sung được lượng estrogen thiếu hụt, từ đó giúp giảm các chịu trứng khó chịu của tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh vừa kể trên.
Cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể
Trong mầm đậu nành có các axit amin, Vtamin A, B1, B9, C, K1, omega 3, Omega 6…, cung cấp năng lượng cho cơ thể, cung cấp khoáng chất cần thiết ngừa sỏi thận và các bệnh viêm xương khớp.
Thời điểm nào phụ nữ nên uống mầm đậu nành và tinh chất mầm đậu nành?
Estrogen nội tiết tố nữ có vai trò đặc biệt quan trọng giúp quyết định giới tính, duy trì vóc dáng và tuổi xuân của phụ nữ. Tuy nhiên, hàm lượng estrogen không ổn định và thay đổi theo thời gian, tuổi tác, gây mất cần bằng nội tiết tố và làm mất đi nét đẹp quyến rũ vốn có của phụ nữ. Họ nhanh chóng trở nên “xập xệ” với những biểu hiện rõ rệt như: ngực chảy xệ, da khô, nhăn nheo, nám sạm, bụng tích mỡ, ham muốn cũng suy giảm, khô âm đạo…
Trong những giai đoạn này, sử dụng tinh chất mầm đậu nành được xem là giải pháp tối ưu giúp phụ nữ cải thiện các vấn đề về nhan sắc và sức khỏe do thiếu hụt Estrogen nội tiết tố nữ gây ra.
Thời điểm thích hợp phụ nữ nên bổ sung estrogen thảo dược từ tinh chất mầm đậu nành là sau tuổi 30, sau khi sinh, thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh, vì đây đều là những “cột mốc” cơ thể có sự thay đổi lớn về nội tiết tố nữ:
– Sau tuổi 30: Nội tiết tố nữ bắt đầu từ từ suy giảm
– Sau khi sinh: Nội tiết tố nữ vừa tăng mạnh khi mang bầu đột nhiên giảm mạnh sau sinh để nhường chỗ cho prolatin nhằm tiết sữa, phụ nữ rất dễ bị rối loạn nội tiết
– Tiền mãn kinh (Ngoài 40): Đây là giai đoạn nội tiết tố suy giảm rất nhanh chóng, các dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ biểu hiện rất rõ rệt
– Mãn kinh (Ngoài 50): Đây là thời điểm buồng trứng ngừng sản xuất nội tiết tố nữ nên cơ thể sẽ bị thiếu hụt nội tiết tố nữ một cách trầm trọng, gần như chỉ còn 10% so với thời trẻ.
Ngày nay, do ảnh hưởng từ cuộc sống hiện đại, cũng có không ít phụ nữ gặp vấn đề với nội tiết tố nữ từ khá sớm. Do đó không chỉ phụ thuộc vào độ tuổi mà bất kỳ khi nào người phụ nữ nhận thấy mình có các dấu hiệu của việc suy giảm, rối loạn nội tiết tố nữ thì đều nên chủ động bổ sung sớm.Việc bổ sung kịp thời sẽ là “chìa khóa” giúp chị em mãi duy trì tuổi xuân và vóc dáng.
Các dấu hiệu thường thấy của tình trạng suy giảm/rối loạn nội tiết tố là: rối loạn kinh nguyệt, suy giảm ham muốn tình dục, khô hạn và viêm nhiễm vùng kín, tâm lý phụ nữ trở nên dễ nổi nóng, da sạm nám tóc khô xơ dễ rụng, bốc hỏa từng cơn, giấc ngủ không sâu không ngon, loãng xương, trong đó triệu chứng về kinh nguyệt và khô hạn là 2 dấu hiệu rõ rệt nhất.
Phụ nữ nên chủ động bổ sung nội tiết tố từ thảo dược khi nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố
Nên dùng bột mầm đậu nành hay tinh chất mầm đậu nành?
Hiện nay rất nhiều chị em được hỏi nghĩ “bột hay tinh chất mầm đậu nành đều có giá trị như nhau” nhưng thực thế không phải vậy. Dưới đây là bảng so sánh sự khác nhau của 2 dạng bào chế này.
Bột mầm đậu nành | Tinh chất mầm đậu nành | |
Khả năng bảo quản | Bảo quản 1 tháng kể từ khi mở nắp | Bảo quản 3 năm |
Công nghệ bào chế | Công nghệ thô xơ: ươm đậu nành nẩy mầm, xấy khô, nghiền thành bột | Sử dụng dây truyền hiện đại để chiết xuất và cô đặc thành dạng tinh chất. |
Nguyên liệu | Chế biến từ đậu nành thực phẩm, nguồn nguyên liệu chưa được kiểm soát ở công đoạn đầu vào. | Chiết xuất từ đậu nành dược liệu không biến đổi GEN đạt tiêu chuẩn GACP-WHO |
Hàm lượng hoạt chất | Hàm lượng hoạt chất thấp chiếm 0,1-0,2% | Hàm lượng hoạt chất cao chiếm 40% |
Khả năng hấp thu | Khó hấp thu | Dễ hấp thu |
Hiệu quả bổ sung nội tiết tố nữ | Tác dụng bổ sung nội tiết tố thấp, chỉ như dạng ngũ cốc, chế độ dinh dưỡng mà thôi | Tác dụng bổ sung nội tiết tố cao vì ở dạng cô đặc. |
Tác dụng thần kỳ khi kết hợp mầm đậu nành với các thành phần khác
Mầm đậu nành kết hợp Collagen
Khi kết hợp mầm đậu nành với Collagen sẽ giúp hiệu quả bổ sung Collagen được tăng gấp đôi, bởi isoflavone trong đậu nành có tác dụng thức đẩy cơ thể tăng tổng hợp Collagen trên da, giúp tăng đàn hồi và chống lão hóa cho làn da.
Mầm đậu nành kết hợp với Vitamin E và lô hội
Sự kết hợp này giúp tăng gấp 3 lần khả năng làm giảm nám, tàn nhang cho chị em. Bổ sung isoflavone kết hợp với 2 thành phần này sẽ làm tăng nội tiết tố nữ cho cơ thể, làm ức chế hormone kích thích sản xuất melanin MSH làm giảm nám da, tàn nhang từ sâu bên trong.
Mầm đậu nành kết hợp với Canxi và Vitamin D
Sự kết hợp này giúp phòng chống loãng xương. Bởi Isoflavone giúp gắn canxi gắn chặt vào khung xương.
Mầm đậu nành kết hợp với nhân sâm
Sự kết hợp này sẽ tăng khả năng thúc đẩy sự phục hồi chức năng cơ thể, tăng cường miễn dịch, giúp chị em có 1 sức đề kháng tốt.
Phụ nữ uống mầm đậu này sau bao lâu thì có kết quả?
Hiện nay, không có một câu trả lời chính xác tuyệt đối về thời gian phát huy hiệu quả khi phụ nữ uống mầm đậu nành. Thời gian hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào mục đích sử dụng, cơ địa hấp thụ, tình trạng sức khỏe của phụ nữ… mà còn phụ thuộc vào những yếu tố sau:
Phụ thuộc vào dạng bào chế của mầm đậu nành
– Có khá nhiều chế phẩm khác nhau từ đậu nành, và mầm đậu nành, và thời gian đem lại hiệu quả của các loại này cũng khác nhau.
– Chị em thường sử dụng mầm đậu nành chế biến thành nhiều món ăn như: bột mầm đậu nành, rau giá ăn sống hay sữa mầm đậu nành… Tuy nhiên, cách thức này được đánh giá là ít hiệu quả hoặc hiệu quả chậm do mầm đậu nành nếu bào chế thô thì hàm lượng hoạt chất còn thấp và khá khó hấp thu.
– Trong 3 dạng chế phẩm của mầm đậu nành, thì tinh chất mầm đậu nành có hàm lượng hoạt chất cao và cơ thể dễ hấp thu nhất, nhờ đó đem lại hiệu quả nhanh và rõ rệt hơn.
Phụ thuộc vào mức độ thiếu hụt/rối loạn nội tiết tố nữ ở mỗi người
– Với những người mới ngoài 30, thấy các dấu hiệu thiếu hụt/rối loạn nội tiết tố nữ nhẹ: Thời gian cần thiết để tinh chất mầm đậu nành bù đắp lại hàm lượng nội tiết tố nữ của cơ thể khá ngắn, có thể chỉ 1 tháng đã thấy hiệu quả, tuy nhiên do các triệu chứng của nhóm này nhẹ nên cảm nhận lại ít rõ rệt hơn.
– Với những trường hợp phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh, có các dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ nặng hơn thì thời gian cần để mầm đậu nành cải thiện nội tiết tố nữ cho họ lâu hơn, có thể tới 2 – 3 tháng, nhưng họ lại cảm thấy hiệu quả rõ rệt hơn.
Phụ thuộc vào loại triệu chứng
– Với các triệu chứng về rối loạn kinh nguyệt: Triệu chứng này sẽ được cải thiện rõ nhất và nhanh nhất, có thể chỉ sau từ 1-2 chu kỳ.
– Với các triệu chứng về sinh lý (Khô hạn, giảm ham muốn): Triệu chứng này cũng được cải thiện khá rõ rệt và khá nhanh, thường chỉ sau khoảng 2 tuần – 1 tháng sử dụng tinh chất mầm đậu nành.
– Với các triệu chứng về vận mạch (Bốc hỏa, mất ngủ, tim đập nhanh, vã mồ hôi) sẽ thấy hiệu quả chậm hơn một chút, có thể sau khoảng 1 tháng rưỡi đến 3 tháng
– Với các triệu chứng về da (Nám da, sạm da, da nhăn), tóc (Tóc rụng, khô xơ) có thể được cải thiện với thời gian dài hơn khoảng 2-3 tháng, cá biệt có người lên tới 6 tháng.
Xem thêm: Giải Nhiệt Cơ Thể Bằng Cách Nào, Ăn Gì Để Giải Nhiệt Cơ Thể Trong Mùa Hè
Phụ thuộc vào chất lượng của mầm đậu nành
Thời gian cho hiệu quả khi uống mầm đậu nành ở mỗi phụ nữ là khác nhau
Không phải giống mầm đậu nành nào cũng có hàm lượng hoạt chất như nhau. Đậu nành hiện nay có đến hàng trăm loại giống khác nhau, hướng tới các mục tiêu khác nhau. Ví dụ đậu nành dùng để làm thực phẩm thì người ta thường chọn các loại giống cho năng suất hạt cao, có hàm lượng protein (đạm thực vật) dồi dào. Trong khi để cân bằng nội tiết tố nữ thì cần quan tâm đến hàm lượng isoflavone có trong hạt đậu nành đó, thường người ta xếp loại giống đậu nành này là đậu nành dược liệu vì được sử dụng chuyên để sản xuất ra tinh chất mầm đậu nành phục vụ nhu cầu bổ sung nội tiết tố nữ cho phụ nữ.
Ngoài ra, trong quá trình ủ mầm đậu nành cho nảy mầm, đến quá trình thu hái, chiết xuất, bảo quan, kỹ thuật bào chế và công nghệ chiết xuất cũng có những ảnh hưởng không nhỏ tới hàm lượng hoạt chất có trong thành phẩm cuối cùng. Do đó khách hàng nên lựa chọn các sản phẩm của nhà sản xuất uy tín, có công nghệ hiện đại.
Sau sinh bao lâu thì uống được tinh chất mầm đậu nành mà không ảnh hưởng đến em bé?
Sự tăng sinh nhanh chóng của prolactin (hormone kích thích tiết sữa cho bé bú trong thời kỳ sau sinh) đã làm ức chế hoạt động của estrogen, khiến tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ ở giai đoạn này trở nên vô cùng trầm trọng. Vì thế, người phụ nữ phải nhanh chóng thực hiện các giải pháp khắc phục. Nếu không có thể gây ra những “rắc rối” như khô âm đạo, xuất hiện nhiều mụn nội tiết, tóc khô xơ, da mặt kém hồng hào, nám sạm, sắc diện nhợt nhạt, hay cáu gắt, hay suy nghĩ, lo lắng,… thậm chí còn có thể trầm cảm sau sinh.
Mặc dù tinh chất mầm đậu nành rất giàu canxi và chất dinh dưỡng tốt cho cả mẹ và bé, nhưng do các chức năng chuyển hóa và bài tiết của bé trong 6 tháng đầu chưa thực sự hoàn thiện, nên để đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất, mẹ hãy đợi qua giai đoạn 6 tháng đầu sau sinh mới nên uống tinh chất mầm đậu nành.
Trong trường hợp bé bú sữa ngoài, mẹ hoàn toàn sử dụng được tinh chất mầm đậu nành và nên uống càng sớm càng tốt ngay từ sau khi sinh, để cân bằng nội tiết tố nữ, hồi phục sức khỏe, nhan sắc và tâm sinh lý.
Uống mầm đậu nành có khó không?
Nếu phụ nữ trực tiếp xay và uống mầm đậu nành tự nhiên thì cảm giác sẽ hơi khó uống. Bởi mầm đậu nành có mùi đặc trưng tự nhiên là hơi nồng, tanh và vị khá ngang. Việc ủ mầm đậu nành, chế biến cũng mất nhiều thời gian nên cách tốt nhất là phụ nữ nên sử dụng dạng tinh chất mầm đậu nành vừa có hiệu quả cao hơn, tiện lợi hơn.
Các sản phẩm tinh chất mầm đậu nành được bán rất nhiều trên thị trường. Tuy nhiên, bạn hãy là người tiêu dùng thông thái, lựa chọn đúng sản phẩm có thương hiệu uy tín, chứa hàm lượng tinh chất mầm đậu nành cao và có nhiều dưỡng chất bổ sung quan trọng khác tốt cho sức khỏe phụ nữ.
Chuyên gia dinh dưỡng khẳng định “Mầm đậu nành rất tốt cho phụ nữ”
“Mầm đậu nành rất tốt cho phụ nữ” đó là khẳng định của PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm (Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia) về những lợi ich mà tinh chất mầm đậu nành này đem lại, đặc biệt cho phụ nữ
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng và tư vấn sức khỏe sinh sản, tinh chất mầm đậu nành rất tốt và có thể coi là giải pháp hiệu quả để trị các triệu chứng mãn kinh, bởi đậu nành là một nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất đạm, Isoflavones, chất béo chưa bão hòa, các vitamin, khoáng chất, carbohydrate phức hợp và chất xơ.
Trao đổi với PV, PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm (Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia) chia sẻ: Mầm đậu nành có chứa Isoflavon hay còn gọi là nội tiết tố nữ thực vật. Các nghiên cứu trên thế giới đã khuyến nghị, mỗi ngày, các chị em (ngay cả phụ nữ mang thai) cần hấp thu khoảng 45 mg Isoflavon. Bạn có thể bổ sung Isoflavon từ việc ăn đậu phụ uống sữa đậu nành, bột đậu tương hoặc uống các chế phẩm từ tinh chất mầm đậu nành.
PGS.TS Lâm cũng nhấn mạnh: Isoflavon từ mầm đậu nành rất tốt cho sức khỏe, giúp dự phòng mỡ máu cao, đặc biệt, những người có nguy cơ mỡ máu cao, uống bổ sung Isoflavon là điều cần thiết. Hơn nữa, những người tăng huyết áp, khi dung nạp Isoflavon sẽ giảm huyết áp, hạ mỡ máu. Ngoài ra, Isoflavon cũng có tác dụng đặc biệt tốt với các chị em phụ nữ nhất là phụ nữ mãn kinh, tiền mãn kinh – lứa tuổi đã suy giảm nội tiết tố nữ. Bởi Isoflavon có trong tinh chất mầm đậu nành sẽ giúp duy trì các chuyển hóa, ví dụ, tăng cường chuyển hóa hấp thụ canxi khi hấp thu Isoflavon.
“Phụ nữ thường xuyên uống sữa đậu nành sẽ rất tốt, không những tăng cường chuyển hóa mà còn đẹp da, thêm canxi, nhiều khía cạnh tốt…” – PGS.TS Lâm bày tỏ.
Liên quan tới câu hỏi “Phytoestrogen có trong tinh chất mầm đậu nành có gây nguy hiểm, phá vỡ chức năng nội tiết, gây vô sinh hay không”, câu trả lời của vị chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng này là “không”, nhất là chị em phụ nữ, uống thêm tinh chất mầm đậu nành (tức thêm nội tiết tố thực vật) chỉ có lợi, chứ không có hại.
Tinh chất mầm đậu nành thúc đẩy ung thư – ĐÚNG HAY SAI?
Phủ nhận luồng thông tin cho rằng bổ sung hàm lượng Phytoestrogen estrogen trong tinh chất mầm đậu nành gây mất cân bằng nội tiết tố nữ, thúc đẩy ung thư, GGS.TS Lâm khẳng định: “Estrogen trong tinh chất mầm đậu nành là Estrogen thực vật hay còn gọi là Phytoestrogen, không phá vỡ chức năng nội tiết, cũng không gây nguy cơ”. Nhiều nghiên cứu trên thế giới còn chứng minh: Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành có tác dụng giảm nguy cơ ung thư.
Trên thực tế, bất kỳ một loại thực phẩm hay sản phẩm gì, chúng ta cũng nên dùng ở mức độ vừa phải, trong khuyến nghị cho phép. Đậu nành hay mầm đậu nành cũng vậy. Mặc dù estrogen có trong mầm đậu nành là estrogen thảo dược, có khả năng tự đào thải khi cơ thể dư thừa nhưng rõ ràng chúng ta cũng không nên dùng quá nhiều. Như vậy vừa giúp cơ thể hấp thu tốt nhất lượng dưỡng chất cần thiết, vừa tránh lãng phí.
Ngoài những tác dụng tốt cho phụ nữ, PGS.TS Lâm còn bật mí: Thực phẩm đậu nành không có hại với sức khỏe nam giới như lời truyền miệng.
Theo bà Lâm, đậu nành không làm ảnh hưởng đến nồng độ estrogen hay testosterone ở nam giới và cũng không làm ảnh hưởng đến tinh trùng hay tinh dịch. “Bởi lẽ, tác dụng sinh học của nội tiết tố nữ thực vật (hay còn gọi là Isoflavon cũng là nội tiết tố thực vật estrogen) yếu hơn từ 500 – 1.000 lần so với nội tiết tố nữ từ nguồn động vật nên không ảnh hưởng tới khả năng tình dục nam giới. Nam giới có thể vô tư uống đậu nành” – bà Lâm giải thích.
Thêm vào đó, những phụ nữ mang thai cũng không phải lo ngại khi sử dụng đậu nành trong suốt thời kỳ thai nghén bởi thực phẩm này không ảnh hưởng tới giới tính của thai nhi như những lời đồn thổi. Về mặt khoa học, nội tiết tố thực vật estrogen có trong đậu nành rất nhẹ, không như nội tiết tố nữ từ nguồn hóa tổng hợp.
“Khi khoa học đưa ra các khuyến nghị về liều dùng, các nhà sản xuất dược phẩm đều đã thăm dò rồi, thực phẩm bổ sung thường đưa ra liều tối thiếu và có mức cao cho phép. Ví dụ như canxi, nhu cầu khuyến nghị là 800 – 1.000 mg/ngày nhưng mức cao cho phép phải lên tới 3.000 nên họ có uống thêm thì cũng không vượt ngưỡng mức cao cho phép của từng chất. Vì vậy, chị em phụ nữ có thể hoàn toàn yên tâm về tác dụng của tinh chất mầm đậu nành khi sử dụng hàng ngày” – PGS.TS Lâm kết luận. |
Tác dụng của mầm đậu nành với tim mạch – xương khớp
Thông tin trên trang Ngoisao.net đã đưa ra số liệu chứng minh tác dụng của mầm đậu nành đối với tim mạch, xương khớp cũng như sự ô xi hóa, giảm những cơn bốc hỏa tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh. Cụ thể bài báo chỉ ra như sau:
Báo ngoisao.net đưa số liệu chứng minh tác dụng của mầm đậu nành đối với sức khỏe tim mạch, xương khớp
Tại Mỹ, năm 1998, Cục quản lý Thực phẩm và Dược Phẩm Mỹ (FDA) công bố trên một trang web uy tín khẳng định tinh chất mầm đậu nành và hiệu quả tích cực của nó đang ngày càng trở nên phổ biến tại các nước phương Tây. Tinh chất này được biết đến trong việc hỗ trợ sức khỏe con người về tim mạch, xương khớp, hỗ trợ phụ nữ chống lại sự oxy hóa.
Đến năm 2005, Hội Khoa học Dinh dưỡng nước Mỹ đã đưa ra công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng “100 mg Estrogen thảo dược (Phytoestrogen) từ tinh chất mầm đậu nành Isoflavones tăng BMD và giảm mỡ trong cơ thể đồng thời với việc giảm BMI và ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ mãn kinh”. Các nghiên cứu tại CDSR (Cochrane Database of Systematic Reviews) đã chứng minh có sự cải thiện lớn về các triệu chứng rối loạn vận mạch ở thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, sau 3 tháng sử dụng estrogen thảo dược từ mầm đậu nành. Trong đó giảm cả về tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn nóng bừng và đổ mồ hôi ban đêm ở các phụ nữ này.
Một nghiên cứu tại Mayo Clinic (Tổ chức Y tế phi lợi nhuận dẫn đầu tại Mỹ) trên 30 phụ nữ đã cho thấy việc sử dụng estrogen thảo dược trong 6 tuần giúp giảm tần suất bốc hỏa lên tới 50% và giảm mức độ nghiêm trọng của các cơn bốc hỏa 57%. Không chỉ giúp giảm các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh, estrogen thảo dược từ tinh chất mầm đậu nành còn cải thiện sức khỏe của xương, giảm nguy cơ loãng xương, hạ cholesterol, giảm nguy cơ ung thư vú.
Không chỉ tại Mỹ, các nhà khoa học trên khắp thế giới đã tiến hành hàng loạt các công trình khoa học bài bản và những kết luận đáng giá này đã phủ định hoàn toàn những quan điểm trước đây về tác hại của đậu nành hay tinh chất mầm đậu nành. Thay vào đó, các nghiên cứu này đã khẳng định tinh chất mầm đậu nành có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là đối với các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh ở phụ nữ.
Một nghiên cứu trên phụ nữ mãn kinh, công bố của Trung tâm Dinh Dưỡng và Sức Khỏe, Đại học Quảng Châu, Trung Quốc vào tháng 7/2012 nhấn mạnh việc bổ sung hàng ngày estrogen thảo dược isoflavones làm giảm các triệu chứng mãn kinh.
Còn ở Brazil, cũng trong năm 2012, Cục Gynecology, Đại học Liên bang Sao Paulo, Brazil khẳng định: “100mg isoflavones (estrogen thảo dược từ tinh chất mầm đậu nành) là liệu pháp thay thế an toàn và hiệu quả cho các triệu chứng mãn kinh”.
Tại Việt Nam, Bệnh viện Phụ sản Trung Ương và Hội sản phụ khoa Việt Nam nghiên cứu lâm sàng chứng minh tác dụng của estrogen thảo dược isoflavone cho phụ nữ ngoài 30 tuổi có các dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ sử dụng trong 60 ngày. Kết quả thâm nám từ 25,7% trước điều trị giảm xuống còn 9% sau điều trị; khô âm đạo từ 51% xuống 9,3%; giảm khoái cảm từ 51,4% và 48,6% xuống còn 9,3% và 4,6%, kinh nguyệt đều đặn, giảm bốc hỏa, mất ngủ, an toàn, không có tác dụng phụ.
Tại Mỹ, năm 2010, công trình nghiên cứu với đề tài “An toàn và tính hiệu quả của Isoflavones trong đậu nành ở phụ nữ mãn kinh” của tác giả Laura Renee Rejent, Đại học Toledo đã khẳng định, Isoflavone có trong đậu nành có đặc tính ức chế ung thư bao gồm ức chế sự hình thành mạch, ức chế di căn tế bào ung thư.
Mặt khác, một nghiên cứu đăng trên tờ American Journal of Clinical Nutrition đã được trang CNN công bố cho thấy, việc tiêu thụ các isoflavon, chủ yếu có trong đậu nành, đã làm giảm đáng kể nguy cơ tái phát ở những bệnh nhân ung thư vú có chẩn đoán là ung thư xâm lấn.
Nghiên cứu được công bố năm 2013 trên tờ Asian Pacific Journal of Cancer Prevention và đăng tải trên trang CNN cũng cho kết quả tương tự. Phân tích hơn 11.000 bệnh nhân ung thư vú đã cho kết luận là dùng đậu nành có liên quan với giảm nguy cơ tử vong và giảm số ca tái phát do bệnh.
Hai nghiên cứu ở Trung Quốc cũng chỉ ra rằng phụ nữ dùng thực phẩm đậu nành ít (dưới một lần một tuần) có tỷ lệ bị ung thư phổi và ung thư vú cao gấp 2-3,5 lần so với các phụ nữ dùng hàng ngày.
Ngày nay, ngay cả FDA cũng công nhận lợi ích và sự an toàn của tinh chất mầm đậu nành và cho phép lưu hành. Việc phát hiện và đưa vào ứng dụng là một bước tiến của y học hiện đại. Tinh chất mầm đậu nành đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước phương Tây. Tại Việt Nam, nó mới được đưa vào sử dụng khoảng 5-7 năm gần đây, nhưng đã cho thấy những hiệu quả vượt trội, giúp phụ nữ tuổi tiền mãn kinh trải qua sóng gió của giai đoạn này dễ dàng hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Xem thêm: Du Học Sinh Kể Về Chuyện Quan Hệ Tình Dục Ở Mỹ, Những Câu Chuyện Về Tình Dục
Theo Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Đức Vy, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, nguyên Chủ tịch Hội Phụ sản Việt Nam, hiện nay, có nhiều người cho rằng, phụ nữ bị u nang, u xơ hay có ung bướu nên tránh sử dụng các chế phẩm từ đậu nành vì nó gây kích thích các khối u phát triển. Tuy nhiên, thực tế là trong mầm đậu nành chứa isoflavone có phân tử gần giống với oestrogen, được gọi là phytoestrogen nhưng không gây tăng kích thước khối u.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phytoestrogen có áp lực thấp hơn 500-1.000 lần so với estrogen. Nếu như estrogen có tác động kích thích mô vú mà nội mạc tử cung thì phytoestrogen lại tác dụng kém trên nội mạc tử cung và mô vú. Do đó, phytoestrogen không gây quá sản nội mạc tử cung hay ung thư nội tử cung, ung thư vú, không làm tăng kích thước khối u. Hơn thế, phytoestrogen có cơ chế tự đào thải khi dư thừa. Vì vậy, các chế phẩm từ đậu nành không chống chỉ định với phụ nữ có u nang, u xơ, ung bướu…