Việc lựa chọn thực đơn cho người tiểu đường những thực phẩm có lượng đường thấp. Một thực đơn có dinh dưỡng hợp lý là một yếu tố vô cùng quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường. Duy trì một chế độ dinh dưỡng tốt giúp nâng cao thể trạng, duy trì đường huyết ổn định và ngăn ngừa những biến chứng của bệnh.
Đang xem: Chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường
Những lưu ý khi chọn thực đơn cho người tiểu đường
Bệnh tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa chất bột đường gây tăng đường huyết mạn tính do hậu quả của sự thiếu hụt hoặc giảm hoạt động Insulin hoặc kết hợp cả hai. Chính vì vậy mà người bệnh tiểu đường cần lựa chọn và biết cân đối thực đơn hợp lý cùng với vận động để có được cuộc sống khỏe mạnh. Mục đích của việc lựa chọn thực đơn là không làm đường huyết tăng sau mỗi bữa ăn mà vẫn đảm bảo yếu tố đầy đủ dinh dưỡng. Bệnh nhân tiểu đường nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa, tốt nhất là từ 5 – 6 bữa/ngày.
Lưu ý khi chọn thực đơn cho người tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường nên chú ý những điều sau trong dinh dưỡng hàng ngày:
Không ăn thực phẩm có chất béo bão hòa.Không ăn phủ tạng động vật, da của gia cầmKhông ăn thực phẩm chế biến, ngũ cốc đã chế biến sẵn, các thực phẩm đóng hộp.Hạn chế ăn các loại hoa quả ngọt sấy khô hay ngâm đường, thực phẩm nướng.Nên dùng thực phẩm ít chế biến có nguồn gốc thực vật, ít ngọt, thực phẩm chứa nhiều vitamin hay các hoạt chất sinh học có ích cho sức khỏe (đậu, đỗ, gấc, mướp đắng, tảo xoắn…).
Xác định thực đơn hợp lý cho người tiểu đường
Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc đặt câu hỏi: Ăn bao nhiêu là đủ? ăn thịt như vậy đủ chưa? Ăn cơm như vậy có ít không? Sau đây là các bước để xác định được chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường:
Xác định cân nặng
Bạn hãy xác định cân nặng nên có (CNNC) dựa trên chiều cao đang có của bạn bằng cách:
Cân nặng nên có ở NAM = chiều cao (m) x chiều cao (m) x 22Cân nặng nên có ở NỮ = chiều cao (m) x chiều cao (m) x 21
Đây sẽ là mức cân nặng tối đa nên có để đề phòng nguy cơ khi tăng hoặc giảm cân không mong muốn sẽ đưa cơ thể vào tình trạng thừa cân, béo phì, hoặc suy dinh dưỡng.
Xem thêm: Công Dụng Của Rượu Cá Ngựa Có Tác Dụng Gì, Công Dụng Của Rượu Cá Ngựa Và Cách Ngâm
Ví dụ: bạn nam cao 1m74, cân nặng nên có là: 1,74 x 1,74 x 22 = 66,6 ~ 67 kgBạn nữ cao 1m60, cân nặng nên có là: 1,50 x 1,50 x 21 = 47,2 ~ 47 kg
Xác định nhu cầu năng lượng (Kcal)
Nằm tại giường: 25kcal x CNNCLao động nhẹ: 30kcal x CNNCLao động trung bình: 35kcal x CNNCLao động nặng: 40kcal x CNNC
Tương tự ví dụ trên, đối với cán bộ công chức làm ở việc văn phòng nên chọn ở ngưỡng lao động nhẹ
Nhu cầu năng lượng của bạn nam: 30kcal x 67kg = 2010 kcalNhu cầu năng lượng của bạn nữ: 30kcal x 47kg = 1410 kcal
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người tiểu đường
Để xây dựng khoa học thực đơn dành cho người tiểu đường thì người bệnh cần phải tham khảo lời tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng, và tuân thủ những nguyên tắc về chế độ ăn ăn uống cơ bản để không ảnh hưởng tới sức khỏe của những người mắc bệnh tiểu đường.
Nguyên tắc lựa chọn thực đơn cho người tiểu đường
Chú ý dinh dưỡng
Người tiểu đường cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng hạn chế tối đa lượng đường trong khẩu phần ăn mỗi ngày.Chế độ dinh dưỡng của người bệnh tiểu đường type 2 cần cân đối protein, chất xơ, tinh bột
Tính toán lượng calo cung cấp cho cơ thể
Xây dựng thực đơn dành cho người tiểu đường phải luôn đảm bảo các yêu cầu giúp ổn định lượng đường huyết, kiểm soát huyết áp, bảo vệ tim mạch, ngăn chặn và làm chậm biến chứng ở những người bị bệnh tiểu đường.
Chất béo cung cấp 20 – 30 % năng lượngChất đạm cung cấp 12 – 20 % năng lượngChất đường bột cung cấp 45 -60% năng lượng
Thực đơn bữa sáng cho người bệnh tiểu đường
Không nên bỏ bữa sáng, vì bữa sáng đối với người tiểu đường rất quan trọng, giúp kiểm soát lượng đường huyết trong ngày. Thực đơn dành cho người tiểu đường trong bữa sáng cần phải cân bằng dinh dưỡng: ½ khẩu phần tinh bột, ¼ hoa quả và ¼ protein.Người tiểu đường có thể uống cà phê hay một ly sữa không đường kèm với 2 lát bánh mì nướng. Hoặc lựa chọn uống ½ chén các loại đậu rang đã xay thành bột. Các loại đậu rất tốt cho người tiểu đường. Người tiểu đường có thể thay đổi bữa sáng bằng một tô nhỏ bún hoặc phở.Có nhiều sự lựa chọn bữa sáng hoàn hảo cho người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2, tiểu đường thai kỳXem chi tiết bài viết: “Cơ bản về chế độ ăn uống cho người tiểu đường” TẠI ĐÂY
Thực đơn bữa trưa
Bữa trưa trong thực đơn dành cho người tiểu đường nên gồm ½ rau xanh không chứa tinh bột, ¼ khẩu phần tinh bột và ¼ protein. Các loại rau xanh khuyến khích nên bổ sung như xà lách, cà chua, đậu đen, ngô, ớt đỏ.Bổ sung protein thì nên ăn thịt nạc thăn hoặc thịt gà nhưng phải bỏ da. Có thể lựa chọn ăn cơm, ngũ cốc, bánh mì kèm salad rau. Thay đổi bữa với thịt gà, trứng luộc, cá…Người tiểu đường có thể tráng miệng bằng bưởi đỏ, táo, kiwi,…
Thực đơn ăn bữa tối
Thực đơn bữa tối dành cho người tiểu đường cũng tương tự khẩu phần bữa trưa: ½ rau xanh không chứa tinh bột, ¼ khẩu phần tinh bột và ¼ protein.Nguồn protein nên dùng vào buổi tối có thể lựa chọn như cá hồi, cá trích, cá ngừ, đậu phụ,…Rau xanh có thể lựa chọn bông cải xanh, đậu hà lan, cà chua,…Đậu phụ sốt cà chua là một món dễ làm và tốt cho người tiểu đường
Bữa ăn nhẹ
Ngoài những bữa ăn chính thì người tiểu đường phải thêm 2-3 các bữa ăn nhẹ. Chia nhỏ thành 5-6 bữa ăn hàng ngày rất tốt cho người tiểu đường, giúp ổn định lượng đường trong máu của người bệnh trong một ngày. Người tiểu đường nên hạn chế các đồ ăn nhẹ chứa nhiều chất carbohydrate. Có thể lựa chọn trái cây cho bữa ăn nhẹ hoặc các loại đồ ăn vặt như đậu phộng, bơ hạnh nhân, óc chó không đường, hạt bí ngô. Không nên ăn các thực phẩm đóng gói, chứa nhiều chất béo và gelatin.
Xem thêm: Bật Mí 5 Cách Chữa Rối Loạn Kinh Nguyệt Tại Nhà Dơn Giản Hiệu Quả
Gợi ý thực đơn cho người tiểu đường trong một tuần
Buổi | Sáng (6h-7h) | Trưa (11h-12h) | Chiều (15h) | Tối (17h-18h) |
Thứ 2 | Phở gà
2 múi bưởi |
Một chén cơm
Canh bí đỏ nấu thịt Thịt chưng trứng, nấm mèo Dưa hấu, dưa leo, cà chua |
1 cái bánh flan nhỏ | 1 chén cơm
Thịt kho đậu hũ Dưa cải 3 quả táo ta |
Thứ 3 | 6 viên há cảo
1 quả quýt |
1 chén cơm
Canh cá hồi Thịt kho trứng Rau muống luộc Nửa quả lê |
1 cái bánh flan nhỏ | 1 chén cơm
Canh cải xoong nấu tôm Thịt kho đậu Dưa cải 3 quả táo ta |
Thứ 4 | Bánh canh thịt heo
Nho |
1 chén cơm
Canh bầu tôm Xíu mại Rau càng cua trộn dầu giấm 1 quả sapoche |
Bánh quy ít đường | 1 chén cơm
Canh cải xanh nấu thịt Gà nấu nấm 1-2 miếng thanh long |
Thứ 5 | Bánh mì cá hộp
1-2 miếng mãng cầu xiêm |
Bún mọc
1 cái bánh su kem |
Nửa trái bắp luộc | 1 chén cơm
Canh bắp cải nấu thịt Cá hú kho Rau lang luộc 4 quả chôm chôm |
Thứ 6 | 1 tô hoành thánh
Nửa quả vú sữa |
1 chén cơm
Canh cua nấu rau dền, mồng tơi Đậu que luộc 2 quả hồng |
1 hộp sữa chua | 1 chén cơm
Canh bí đao nấu thịt nạc Khổ hoa xào trứng Nửa quả táo |
Thứ 7 | 1 dĩa bánh cuốn
1 miếng dứa |
Hủ tiếu bò kho
1 miếng dưa hấu |
1 cái bánh flan nhỏ | 1 chén cơm
Canh đậu hũ hẹ thịt Mực nhồi thịt sốt cà Súp lơ xào tỏi Nửa trái ổi |
Chủ nhật | 1 chén cháo đậu đỏ
Nửa quả cam |
1 tô mì quảng
3 quả măng cụt vừa |
1 miếng dưa lê | 1 bán cơm
Canh khổ qua hầm Cá chép chưng tương 1 miếng thanh long |
Trên đây là gợi ý thực đơn cho người tiểu đường trong tuần. Chúng ta có thể thay thế các thực phẩm theo mùa và vùng miền có sẵn.