Người bệnh tiểu đường có ăn được chuối không ? Để trả lời được vấn đề thắc mắc này thì chúng ta cần phải đề cập đến rất nhiều các vấn đề: từ mức độ đường huyết của người bệnh là bao nhiêu, chuối như thế nào, xanh hay chín, số lượng chuối ăn trong cùng một thời điểm… Hãy đọc bài viết dưới đây để có được câu trả lời chính xác và đúng đắn nhất !

*

Người bệnh tiểu đường có ăn được chuối không ?Khi bị tiểu đường mạn tính thì điều quan trọng nhất với người bệnh là phải làm sao cho nồng độ đượng huyết ổn định nhất có thể. Kiểm soát tốt đường huyết chính là cách ngăn chặn biến chứng đái tháo đường hiệu quả nhất. Chính vì vậy mà người bệnh luôn phải tránh các loại thực phẩm gây tăng nồng độ đường một cách đột biến.

Đang xem: Bệnh tiểu đường ăn chuối được không

Và chuối – một loại quả có vị ngọt khá đậm khiến cho các bệnh nhân tiểu đường phải lo lắng suy nghĩ nhiều trước khi sử dụng:+ Một quả chuối chín cỡ bình thường sẽ chứa khoảng 14g đường và 6g tinh bột.+ Tuy nhiên ngoài chất đường bột thì chuối còn có cả chất xơ nữa. Một quả chuối trung bình sẽ cung cấp khoảng 3g chất xơ. Mà chất xơ lại đặc biệt quan trọng đối với người mắc bệnh tiểu đường, vì nó có thể giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu glucose tại niêm mạc ruột non. Từ đó có thể tránh đường huyết tăng lên một cách nhanh chóng và đột ngột.+ Do đó chuối không phải là một loại thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) cao nên người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn được.

Tùy thuộc vào độ chín của chuối mà chỉ số GI sẽ dao động ở mức thấp và trung bình (GI của chuối sẽ thường trong khoảng từ 42-62) nên không gây nguy hiểm với tình trạng đái tháo đường.

Chuối xanh rất tốt cho người bệnh tiểu đườngNhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng chuối xanh không những không làm tăng đường huyết mà còn có thể cải thiện được khả năng điều hòa đường huyết ở trong cơ thể người bệnh.Kết luận này là hoàn toàn có cơ sở khi mà hàm lượng đường ở trong chuối xanh là rất thấp, thấp hơn rất nhiều so với chuối chín. Do đó người bệnh tiểu đường dù có ăn nhiều chuối xanh cũng không phải lo lắng về việc nồng độ glucose trong máu tăng lên quá cao.

Xem thêm: Cách Uống Sắt Và Canxi Khi Mang Thai Kỳ Cã³ Sao Khã´Ng? Bà Bầu Uống Sắt Và Canxi Như Thế Nào Cho Đúng

Nhưng thành phần quan trọng cần phải nói đến trong chuối xanh giúp hỗ trợ điều hòa đường huyết cho người bệnh là thành phần tinh bột đặc biệt. Chất tinh bột trong chuối xanh hoạt động tương tự như chất xơ không làm tăng đường huyết mà còn làm chậm quá trinh hấp thu đường vào trong máu. Tinh bột này có thể giúp nuôi các vi khuẩn có lợi trong đường ruột và có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe trao đổi chất cũng như kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

Một số nghiên cứu khác còn cho rằng tinh bột trong chuối xanh còn có thể giúp cải thiện độ nhạy cảm của insulin ở người bệnh tiểu đường nữa.

Với chuối chín thì người bệnh tiểu đường phải ăn đúng cáchChuối càng chín thì hàm lượng đường càng cao và lượng tinh bột tốt sẽ càng giảm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chuối chín hoàn toàn sẽ có chỉ số đường huyết (GI) cao và khiến cho nồng độ đường huyết của bạn tăng lên nhanh chóng.

Xem thêm: Phòng Bệnh Nhiệt Miệng Ở Trẻ Em Bị Nhiệt Miệng? Phòng Bệnh Nhiệt Miệng Ở Trẻ Em Như Thế Nào

Tuy nhiên độ chín của chuối không phải là yếu tố duy nhất mà quan trọng hơn là ở số lượng chuối mà chúng ta ăn vào một lúc là bao nhiêu.Do đó lời khuyên dành cho những người bệnh tiểu đường khi ăn chuối là:+ Hãy chọn chuối gần chín hoặc chín vừa tới, chứ không nên chín quá.+ Không nên ăn chuối quá nhiều một lúc, mỗi lần người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn 1 quả.+ Mỗi lần ăn chuối nên cách xa nhau để giữ cho đường huyết ổn định.+ Mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 2-3 quả chuối là tốt nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *